0989 285 285 [email protected]
Thứ tư, 26/06/2024 12:14 (GMT+7)

Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam không ngừng lớn mạnh

Nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2024), Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam phỏng vấn ThS Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam.

tm-img-alt
            ThS Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam

PV: Xin ông cho biết quá trình phát triển của Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam và Tạp chí điều dưỡng Việt Nam?

ThS Phạm Đức Mục: Cách đây 34 năm, Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam (ĐDVN) là một trong số rất ít hội nghề nghiệp lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được Chính phủ cho phép thành lập rất sớm (1990). Ngay sau khi thành lập mạng lưới của hội đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc.

Vào thời điểm đó Việt Nam chưa có mạng internet nên mọi giao dịch của hội tới các hội thành viên chủ yếu bằng Công văn gửi qua bưu điện. Công việc truyền thông về hoạt động của Hiệp hội vừa không kịp thời, vừa không được các hội thành viên tiếp cận đầy đủ và cộng đồng ít người biết tới Hiệp hội điều dưỡng Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi gồm 4 người trong đó có cố bác sĩ Phạm Văn Thân, cố Chủ tịch hội Vi Thị Nguyệt Hồ, ông Nguyễn Hải Ninh đã khởi xướng ra mắt Bản tin điều dưỡng Việt Nam vào năm 1992. Bản tin do hội thành lập, xuất bản hàng quí, đăng tin hoạt động của TƯ hội, các hội thành viên và các qui định của Bộ Y tế liên quan tới ngành điều dưỡng. Bản tin ngay từ lần xuất bản đầu tiên đã được hội viên đón nhận như một sản phẩm tinh thần của điều dưỡng. Vì thế, nhanh chóng được phát hành trên phạm vi toàn quốc. Các tỉnh thành hội, chi hội được khuyến khích gửi ảnh, bài viết, tin tức hoạt động về Văn phòng hội để được đăng và chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị bạn.

tm-img-alt
ThS Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam cho Nhà báo Hà Văn Anh

Vào năm 1993, để đáp ứng nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp và chia sẻ thông tin một cách chính thống và phù hợp với các qui định quản lý báo chí của nhà nước, Lãnh đạo Hiệp hội đã có văn bản đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông xin xuất bản “Thông tin Điều dưỡng Việt Nam”. Được sự đồng ý của cơ quan quản lý báo chí, tôi được giao trách nhiệm cho Tổng biên tập Thông tin Điều dưỡng Việt nam. Được sự quan tâm Ban biên tập và độc giả cả nước, ấn phẩm Thông tin Điều Dưỡng Việt Nam đã không ngừng nâng cao chất lượng, hình thức xuất bản và qui mô xuất bản nên đã có hàng vạn độc giả, các cá nhân, các hội thành viên, các nhà trường, các bệnh viện đăng ký mua các số Thông tin hàng quí. Nhờ đó, ấn phẩm Thông tin Điều dưỡng Việt Nam đã đạt được ba mục tiêu quan trọng: Một là cung cấp thông tin khoa học, kiến thức y khoa cập nhật cho hộ viên; hai là tự chủ phát hành theo nguyên tắc tự quản lý, tư lo liệu kinh phí; ba là đóng góp tài chính bổ sung vào ngân sách của Hiệp hội. Bằng sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của Ban biên tập, Thông tin điều dưỡng Việt Nam đã không ngừng phát triển trong suốt khoảng thời gian từ 1993-2011.

Từ sau năm 2012, Ngành điều dưỡng đã bước sang giai đoạn phát triển mới, lĩnh vực đào tạo đã có thêm các bậc trình độ đào tạo điều dưỡng từ trung cấp, lên cao đẳng, đại học và sau đại học điều dưỡng. Ngành điều dưỡng đã trở thành một ngành học đa khoa với nhiều cấp trình độ đào tạo và có đào tạo điều dưỡng chuyên khoa sau đại học. Để tạo nền tảng cho khoa học điều dưỡng phát triển và hậu thuẫn cho Ngành điều dưỡng ngang tầm khu vực, lãnh đạo hội đã có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép nâng cấp ấn phẩm Thông tin điều dưỡng Việt Nam thành Tạp chí điều dưỡng Việt Nam. Được sự phê duyệt của Bộ thông tin và Truyền thông, tôi được giao nhiệm vụ Tổng biên tập Tạp chí và Tạp chí bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. Trong giai đoạn 2012-2017, Tạp chí duy trì xuất bản hàng quí, trang bìa Tạp chí đã được thiết kế phản ánh đặc thù nghề Điều dưỡng, đã tổ chức xuất bản bằng Tiếng Anh và đã được Hội đồng giáo sư cấp nhà nước xét xếp loại điểm khoa học cho Tạp chí 0,5 điểm. Từ năm 2017, lãnh đạo hội giao tiến sĩ Trần Quang Huy, Phó chủ tịch hội là tổng biên tập Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. Đến năm 2023, lãnh đạo hội phân công Nhà báo Hà Văn Anh làm Tổng biên tập, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý. Hiện nay, Tạp chí đã có Văn phòng riêng, có đội ngũ làm báo có nghiệp vụ báo chí.

tm-img-alt
      Lãnh đạo Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam và đội ngũ phóng viên trẻ 

PV: Ông có thể kể về những kỷ niệm lúc còn làm Tổng biên tập Tạp chí Điều Dưỡng Việt Nam?

ThS Phạm Đức Mục: Nhớ lại, những năm đầu trong vai trò Tổng biên tập hai ấn phẩm rất quan trọng của Ngành điều dưỡng là Thông tin điều dưỡng Việt Nam và Tạp chí điều dưỡng Việt Nam, mặc dù chưa được đào tạo về báo chí, kinh nghiệm viết báo còn ít, cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm biên tập báo nhưng cá nhân tôi đã cùng Ban lãnh đạo hội dưới sự lãnh đạo của cố chủ tịch Vi Thị Nguyệt Hồ; Ban biên tập với sự góp sức của các phó Tổng biên tập như ThS Nguyễn Bích Lưu, ông Nguyễn Hải Ninh, ông Nguyễn Xuân Bình là những người tham gia từ đầu đã cùng nhau đoàn kết, tự học từ thực tế và đã có đóng góp quan trọng vào sự ra đời và phát triển Tạp chí điều dưỡng Việt Nam.

Ban biên tập cũng đã có sáng kiến mời các giáo sư y học, các nhà giáo dục tham gia vào Hội đồng khoa học của Tạp chí để tăng cường tính khoa học và hàm lượng chuyên môn cho các bài báo trước khi được đăng trong Tạp chí. Các nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Tạp chí như GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, GS Trần Quỵ, bác sĩ Hoàng Điển Phan, cố bác sĩ Phạm Văn Thân.

PV: Những trăn trở và tự hào của ông đối với Tạp chí trong thời gian qua?

ThS Phạm Đức Mục: Điều tôi cảm thấy bằng lòng nhất là đã góp sức đặt nền móng và định hướng cho Tạp chí điều dưỡng Việt Nam ra đời và phát triển đúng mục đích tôn chỉ, đúng pháp luật về báo chí và phù hợp với sự phát triển của ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của của hội viên, nhu cầu phát triển của ngành điều dưỡng và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới Tạp chí cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng giáo sư cấp nhà nước về xuất bản điện tử, xuất bản số Tiếng Anh, thẩm định chất lượng chuyên môn và hàm lượng khoa học của các bài đăng trong Tạp chí để Hội đồng giáo sư nhà nước xếp công nhận lại điểm khoa học của Tạp chí.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Đông  (thực hiện)

Bạn đang đọc bài viết Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Bảo Vệ Trẻ Khỏi Bệnh Ho Gà Bằng Việc Tiêm Vaccine Đúng Lịch
Trong 2 tháng gần đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã điều trị cho 13 trẻ mắc bệnh ho gà. Các biểu hiện bao gồm ho cơn liên tục, sốt, tím tái, kiệt sức, mệt mỏi, và chán ăn. Đa phần các trẻ này chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi.
HOÀNG MAI: ĐẠI GIA ĐÌNH CÓ HƠN 300 NGƯỜI
"Có lẽ gia đình tôi đông con cháu nhất Hà Nội", ông Nguyễn Văn Ngãi, 90 tuổi, ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai nói. Ông là con thứ ba đồng thời là con trai trưởng của cụ ông Nguyễn Văn Đỉnh sinh năm 1910 và cụ bà Nguyễn Thị Sâm sinh năm 1914.
Hưởng ứng “Chương trình đăng ký hiến tạng - Cho đi là còn mãi” do Thủ tướng Chính phủ phát động
Việc hiến tặng mô, tạng cứu người chính là một hành động thể hiện lòng từ bi cao cả đó. Khi chúng ta hiến tặng một phần cơ thể của mình để cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của người khác, chúng ta đang thực hành từ bi một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Hệ thống Y tế Hùng Vương: 14 năm đồng hành cùng Y đức
Trải qua chặng đường 14 năm xây dựng và phát triển, Hệ thống Y tế Hùng Vương đã có sự phát triển vượt bậc. Từ một bệnh viện đa khoa ngoài công lập của tỉnh Phú Thọ, hệ thống đã không ngừng mở rộng 3 phòng khám vệ tinh tại Phú Thọ, Tuyên Quang và mới đây là Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.
Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam long trọng tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
21/6 hàng năm là dịp để toàn thể nhân dân tôn vinh, tri ân những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh, đưa đến độc giả những bài viết chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Ngăn chặn bệnh sởi bùng phát
Thời gian gần đây, TPHCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng đang thấp tạo nên nguy cơ bùng phát bệnh lớn…
Doanh nghiệp trước xu hướng tiêu dùng mới
Theo nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương), tần suất mua sắm thường xuyên nhất của người tiêu dùng Việt là khoảng 2-3 lần/ tuần đối với mạng xã hội và khoảng 1 lần/ tháng đối với các sàn thương mại điện tử nói chung.
Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe
Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng.