0989 285 285 [email protected]
Thứ năm, 20/06/2024 11:14 (GMT+7)

Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe

Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng.

 Sự thực các bệnh do độc tố nấm gây ra không nhỏ. Hiện nay khoa học đã chứng minh nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xẩy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm.

Hiện có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của các chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau. Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiểu chảy, choáng váng… những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo nguy hiểm.

Nấm mốc từ các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương… thậm chí, nó có ở các loại lượng thực như gạo, ngô, sắn… và ở các loại thức ăn gia súc. Trong các loại lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thì các loại hạt bị mốc được quan tâm nhiều nhất. Một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm là Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc… ẩm mốc. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm. Một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc, vẫn dùng làm thức ăn hãy coi chừng.

An toàn thực phẩm luôn bị tác động bởi yếu tố môi trường, chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cần có sự phối hợp liên ngành, thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm” đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, kinh doanh và sử dụng thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, để phòng ngộ độc thực phẩm cho bản thân và gia đình là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Người tiêu dùng cần thực hiện những lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý.

Khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì dù có phải tiêu hủy nó đi vẫn còn ít tốn kém hơn là phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do chính nó gây nên.

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp như không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc. Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố sẽ còn lại bên trong.

Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.

Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bạn đang đọc bài viết Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Bảo Vệ Trẻ Khỏi Bệnh Ho Gà Bằng Việc Tiêm Vaccine Đúng Lịch
Trong 2 tháng gần đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã điều trị cho 13 trẻ mắc bệnh ho gà. Các biểu hiện bao gồm ho cơn liên tục, sốt, tím tái, kiệt sức, mệt mỏi, và chán ăn. Đa phần các trẻ này chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi.
HOÀNG MAI: ĐẠI GIA ĐÌNH CÓ HƠN 300 NGƯỜI
"Có lẽ gia đình tôi đông con cháu nhất Hà Nội", ông Nguyễn Văn Ngãi, 90 tuổi, ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai nói. Ông là con thứ ba đồng thời là con trai trưởng của cụ ông Nguyễn Văn Đỉnh sinh năm 1910 và cụ bà Nguyễn Thị Sâm sinh năm 1914.
Hưởng ứng “Chương trình đăng ký hiến tạng - Cho đi là còn mãi” do Thủ tướng Chính phủ phát động
Việc hiến tặng mô, tạng cứu người chính là một hành động thể hiện lòng từ bi cao cả đó. Khi chúng ta hiến tặng một phần cơ thể của mình để cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của người khác, chúng ta đang thực hành từ bi một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Hệ thống Y tế Hùng Vương: 14 năm đồng hành cùng Y đức
Trải qua chặng đường 14 năm xây dựng và phát triển, Hệ thống Y tế Hùng Vương đã có sự phát triển vượt bậc. Từ một bệnh viện đa khoa ngoài công lập của tỉnh Phú Thọ, hệ thống đã không ngừng mở rộng 3 phòng khám vệ tinh tại Phú Thọ, Tuyên Quang và mới đây là Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.
Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam long trọng tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
21/6 hàng năm là dịp để toàn thể nhân dân tôn vinh, tri ân những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh, đưa đến độc giả những bài viết chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Ngăn chặn bệnh sởi bùng phát
Thời gian gần đây, TPHCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng đang thấp tạo nên nguy cơ bùng phát bệnh lớn…
Doanh nghiệp trước xu hướng tiêu dùng mới
Theo nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương), tần suất mua sắm thường xuyên nhất của người tiêu dùng Việt là khoảng 2-3 lần/ tuần đối với mạng xã hội và khoảng 1 lần/ tháng đối với các sàn thương mại điện tử nói chung.
Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe
Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng.