0989 285 285 [email protected]
Thứ năm, 27/06/2024 16:11 (GMT+7)

Hội thảo quốc tế với chủ đề “An toàn trong chẩn đoán và điều trị”

Sáng ngày 27/6, Hội thảo quốc tế với chủ đề "An Toàn trong Chẩn Đoán và Điều Trị" đã diễn ra tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Sự kiện đã thu hút hàng trăm chuyên gia y tế từ khắp nơi trên cả nước đến tham dự.

tm-img-alt
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Bích Huyền.

Tham dự Hội thảo có GS TS BS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS BS. Dương Huy Lương, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; TS BS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng, Quyền quản lý và Điều hành Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; PGS TS BS. Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia; PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; GS TS BS. Trương Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; PGS TS BS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; GS TS BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương; TS. Đinh Thùy Dương, Giám đốc điều hành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City; ThS BS. Lê Nguyễn Thùy Khanh, Quản lý và Điều hành Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; GS TS BS. Shin Ushiro, Giám đốc An toàn người bệnh tại Bệnh viện Đại học Kyushu Nhật Bản;  PGS TS. Lim Tze Peng từ Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Singapore; ThS. Lan Nguyen, đại diện Hệ thống Y tế Main Line tại Hoa Kỳ.

tm-img-alt
GS TS BS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo, định hướng triển khai an toàn người bệnh. Ảnh: Bích Huyền.

Phát biểu chỉ đạo, định hướng triển khai an toàn người bệnh, GS TS BS. Trần Văn Thuấn cho biết: Việc đảm bảo an toàn trong chẩn đoán và điều trị không chỉ là nhiệm vụ cấp bách, mà còn là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe. An toàn trong y tế không chỉ là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân mà còn là củng cố niềm tin của cộng đồng vào hệ thống y tế.Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả là 2 yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, các sai sót trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân. 

tm-img-alt
TS BS. Dương Huy Lương, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trình bày chuyên đề “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng, thúc đẩy chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh”. Ảnh: Bích Huyền.

Hội thảo quốc tế diễn ra với các chuyên đề nổi bật bao gồm: “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng, thúc đẩy chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh”; “Trường hợp bồi thường khi không xảy ra lỗi để đảm bảo an toàn trong chăm sóc chu sinh và nhằm giảm thiểu xung đột”; “An toàn người bệnh trong chẩn đoán, một số kinh nghiệm triển khai tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội”; “Nâng cao chất lượng bệnh viện gắn liền với an toàn người bệnh”; “Quản lý tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở người bệnh, tăng an toàn trong chẩn đoán và điều trị - Các giải pháp cá nhân hóa có phải là hướng đi phù hợp?”; “Tăng cường an toàn người bệnh trong chẩn đoán và điều trị, nâng cao trải nghiệm của người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM”; “Xây dựng tổ chức có độ tin cậy cao (HRO) để nâng cao an toàn người bệnh tại Hệ thống Y tế Vinmec”; “Áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế JCI trong công tác an toàn chẩn đoán và điều trị”.

tm-img-alt
Ban Chủ tọa nhận hoa từ ban tổ chức Hội nghị. Ảnh: Bích Huyền.

An toàn người bệnh (ATNB) là một nguyên tắc cơ bản trong ngành Y tế. Các ước tính đã chỉ ra rằng hầu hết người trưởng thành đều có khả năng phải đối mặt với ít nhất một lỗi chẩn đoán trong đời. Lỗi chẩn đoán xảy ra khi không có sự giải thích chính xác và kịp thời về vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Điều này có thể bao gồm chẩn đoán muộn, chẩn đoán sai hoặc bỏ sót, hoặc không truyền đạt đúng thông tin cho bệnh nhân. Những lỗi này thường xuất phát từ sự kết hợp giữa các yếu tố hệ thống và nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng của bệnh nhân, cũng như diễn giải và truyền đạt kết quả xét nghiệm của họ.

Nghị quyết WHA72.6 “Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh" và "Kế hoạch hành động ATNB toàn cầu 2021-2030" nêu bật sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho quá trình chẩn đoán, điều trị. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã kêu gọi nỗ lực phối hợp để giảm đáng kể các lỗi chẩn đoán thông qua các biện pháp can thiệp nhiều mặt, bắt nguồn từ tư duy hệ thống, yếu tố con người và sự tham gia tích cực của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và lãnh đạo các cơ sở y tế.

Việc đào tạo cho nhân viên y tế hiểu đúng, tuân thủ đúng, tự giác, cải tiến liên tục là vô cùng cần thiết, cũng như cung cấp các công cụ, giải pháp để nhà quản lý có thể triển khai, giám sát, cải tiến ATNB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao an toàn cho người bệnh, đồng thời làm sáng tỏ và nêu cao tầm quan trọng của ATNB.

Hội thảo đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở y tế. Những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ tại hội thảo sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người bệnh và hướng tới một hệ thống y tế an toàn và hiệu quả hơn. Với sự chung tay của toàn cộng đồng y tế, những mục tiêu của "Kế hoạch hành động ATNB toàn cầu 2021-2030" sẽ sớm được hiện thực hóa, mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh trên toàn thế giới.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo quốc tế “An toàn trong chẩn đoán và điều trị”:

tm-img-alt
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc Gia chia sẻ tại Hội nghị. Ảnh: Bích Huyền.
tm-img-alt
Các báo cáo viên trong nước và quốc tế nhận chứng nhận và quà tri ân từ ban tổ chức Hội nghị. Ảnh: Bích Huyền.

Bich Huyen - Duc An - Anh Tuan

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo quốc tế với chủ đề “An toàn trong chẩn đoán và điều trị”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Bảo Vệ Trẻ Khỏi Bệnh Ho Gà Bằng Việc Tiêm Vaccine Đúng Lịch
Trong 2 tháng gần đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã điều trị cho 13 trẻ mắc bệnh ho gà. Các biểu hiện bao gồm ho cơn liên tục, sốt, tím tái, kiệt sức, mệt mỏi, và chán ăn. Đa phần các trẻ này chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi.
HOÀNG MAI: ĐẠI GIA ĐÌNH CÓ HƠN 300 NGƯỜI
"Có lẽ gia đình tôi đông con cháu nhất Hà Nội", ông Nguyễn Văn Ngãi, 90 tuổi, ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai nói. Ông là con thứ ba đồng thời là con trai trưởng của cụ ông Nguyễn Văn Đỉnh sinh năm 1910 và cụ bà Nguyễn Thị Sâm sinh năm 1914.
Hưởng ứng “Chương trình đăng ký hiến tạng - Cho đi là còn mãi” do Thủ tướng Chính phủ phát động
Việc hiến tặng mô, tạng cứu người chính là một hành động thể hiện lòng từ bi cao cả đó. Khi chúng ta hiến tặng một phần cơ thể của mình để cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của người khác, chúng ta đang thực hành từ bi một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Hệ thống Y tế Hùng Vương: 14 năm đồng hành cùng Y đức
Trải qua chặng đường 14 năm xây dựng và phát triển, Hệ thống Y tế Hùng Vương đã có sự phát triển vượt bậc. Từ một bệnh viện đa khoa ngoài công lập của tỉnh Phú Thọ, hệ thống đã không ngừng mở rộng 3 phòng khám vệ tinh tại Phú Thọ, Tuyên Quang và mới đây là Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.
Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam long trọng tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
21/6 hàng năm là dịp để toàn thể nhân dân tôn vinh, tri ân những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh, đưa đến độc giả những bài viết chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Ngăn chặn bệnh sởi bùng phát
Thời gian gần đây, TPHCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng đang thấp tạo nên nguy cơ bùng phát bệnh lớn…
Doanh nghiệp trước xu hướng tiêu dùng mới
Theo nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương), tần suất mua sắm thường xuyên nhất của người tiêu dùng Việt là khoảng 2-3 lần/ tuần đối với mạng xã hội và khoảng 1 lần/ tháng đối với các sàn thương mại điện tử nói chung.
Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe
Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng.