Tốn hàng trăm triệu đồng điều trị sốt xuất huyết
BS CKI. Võ Thanh Lâm, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết nam bệnh nhân nhập viện ngày 25/5 với tình trạng sốt xuất huyết tổn thương gan. Bệnh diễn tiến nhanh, chỉ trong vài giờ sau khi nhập viện, bệnh nhân sốc sốt xuất huyết, thoát dịch, xuất huyết tiêu hóa, tăng men gan cao, tổn thương gan nặng, suy gan, suy thận...
Bệnh nhân được truyền lượng lớn hồng cầu, huyết tương và tiểu cầu. Tình trạng không cải thiện, bác sĩ phải đặt nội khí quản cho bệnh nhân thở máy, lọc máu tiên tục. Dự kiến, tổng chi phí cho cả quá trình điều trị khoảng 500 triệu đồng, sau khi trừ bảo hiểm y tế gia đình anh có thể phải đóng khoảng 300 triệu đồng.

Hai tháng trước, khoa Hồi sức tích cực - chống độc người lớn cũng tiếp nhận một bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng. Sau điều trị, viện phí khoảng 600 triệu đồng. Do không có bảo hiểm y tế, toàn bộ chi phí gia đình phải tự trả.
"Điều trị sốt xuất huyết nặng cần áp dụng nhiều phương pháp nên tổng chi phí cao", bác sĩ giải thích. Ví dụ, chi phí lọc máu liên tục một ngày khoảng 30 triệu đồng, thay huyết tương gần 20 triệu đồng/ngày. Chi phí thuốc vận mạch, kháng sinh, kháng nấm... có thể lên tới 10-20 triệu đồng, truyền thêm albumin sẽ tốn khoảng 5-10 triệu đồng. Các chi phí này chưa tính tiền giường hồi sức tích cực, thở máy... Trường hợp tốn kém nhất từng điều trị tại viện lên tới một tỷ đồng khi chưa sử dụng bảo hiểm y tế.
Không chỉ tốn kém về chi phí, bệnh nhân sốt xuất huyết nặng đối mặt với loạt di chứng dai dẳng sau vài tuần, thậm chí vài tháng, như: rụng tóc, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài, đau khớp và trầm cảm nhẹ sau khỏi bệnh.
Bác sĩ nhận định nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết chủ quan, trong đó có người lớn khỏe mạnh, dẫn tới điều trị bệnh sai cách, diễn tiến nặng. Nhiều bệnh nhân có sẵn các bệnh nền như béo phì, tiểu đường... dẫn tới sốt xuất huyết nặng dù nhập viện kịp thời.
Do đó, bác sĩ Lâm khuyến cáo chú ý khi có các dấu hiệu bệnh như sốt cao đột ngột, liên tục, cần khám để được chẩn đoán, điều trị phù hợp, nhất là trong bối cảnh hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm có triệu chứng tương tự cùng lưu hành, như sởi, Covid-19, cúm...
Người bệnh điều trị tại nhà cần tái khám, xét nghiệm máu theo lịch hẹn của bác sĩ. Sau khi hạ sốt, theo dõi sát cơ thể do đây thường là thời điểm bệnh dễ biến chứng. Nhập viện ngay khi có các dấu hiệu chuyển nặng như đau bụng vùng hạ sườn phải, bứt rứt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo bất thường...

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây từ người sang người chủ yếu qua vết đốt của muỗi vằn cái Aedes Aegypti. Có 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết gây bệnh gồm Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Một người có thể nhiễm sốt xuất huyết tới 4 lần với các type huyết thanh virus sốt xuất huyết khác nhau. Những lần mắc bệnh sau có nguy cơ nặng hơn lần trước.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết, trọng tâm phòng ngừa sốt xuất huyết hiện nay là biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt, diệt trừ nơi sinh sản của muỗi. Người dân chú ý ngủ màn kể cả vào ban ngày, mặc quần áo dài tay, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Mỗi tuần, dành 10-15 phút tổ chức phát quang bụi rậm, đổ bỏ nước thừa đọng quanh khu vực sinh sống.
Người dân nên tiêm ngừa vaccine để tăng hiệu quả phòng bệnh. Hiện Việt Nam có vaccine Qdenga (Nhật Bản) tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn, phòng ngừa đầy đủ 4 type huyết thanh virus của sốt xuất huyết. Vaccine có hiệu quả bảo vệ hơn 80%, ngăn nguy cơ nhập viện tới hơn 90%. Lịch tiêm gồm hai mũi, cách nhau ba tháng.
Phụ nữ nên tiêm vaccine trước ba tháng hoặc tối thiểu một tháng trước khi mang thai. Vaccine không cần xét nghiệm trước khi tiêm, người đã mắc bệnh vẫn cần chủng ngừa để phòng nguy cơ tái nhiễm.
Tin liên quan
-
Theo báo Tuổi Trẻ, trước nguy cơ gia tăng bệnh truyền nhiễm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân...
-
Sốt xuất huyết tấn công cơ thể thế nào
Theo Báo VnExpress, Virus Dengue tấn công vào các tế bào của hệ miễn dịch, gây phản ứng... -
Đã có gần 19.000 ca mắc sốt xuất huyết, bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện nay bắt...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04