Mẹ bị thiếu máu khi mang thai, con có nguy cơ dị tật tim
Ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu khi mang thai đối với sức khỏe mẹ và em bé
Thiếu máu khi mang thai là tình trạng phổ biến, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu bao gồm nhiễm ký sinh trùng, viêm nhiễm, rối loạn di truyền cấu trúc Hemoglobin... thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt chiếm khoảng một nửa.
Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng đáng kể so với bình thường với khoảng 1000-1200 mg cho người có cân nặng trung bình 55 kg liên quan đến sự phát triển của nhau thai và thai nhi, tăng khối lượng của hồng cầu và mất máu khi sinh.
Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bà mẹ và em bé.
Ở người bình thường, thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như: mệt mỏi, cảm thấy lạnh, nhức đầu, khó tập trung, tính khí thất thường, hụt hơi, nhịp tim nhanh, tóc khô, móng tay khô, dễ nhiễm trùng…
Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi nhiều và có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như: tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo, nhau bong non và tiền sản giật. Người mẹ sau sinh dễ bị băng huyết, nhiễm trùng hậu sản và suy kiệt sức khỏe.
Đối với em bé, thiếu máu ở mẹ có thể dẫn đến thai nhi chậm phát triển trong tử cung, nhẹ cân khi sinh và sinh non.
Thiếu sắt sớm trong thai kỳ tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não và khả năng học tập của trẻ sau này. Em bé sinh ra từ người mẹ thiếu máu dễ bị nhiễm trùng sơ sinh và có nguy cơ thiếu máu giống mẹ. Nghiêm trọng hơn là em bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, trong đó có dị tật tim.
Nguy cơ dị tật tim của em bé sinh ra ở người mẹ bị thiếu máu
Chúng ta biết rằng, nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể tăng lên do nhiều yếu tố. Một nhóm các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu máu khi mang thai ở người mẹ với nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh cao hơn.
Các tác giả đã báo cáo trên Tạp chí Sản phụ khoa Quốc tế về nguy cơ em bé sinh ra từ người mẹ bị thiếu máu trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể bị dị tật tim.
Họ đã so sánh hồ sơ bệnh án của gần 2.800 phụ nữ Anh có con sinh ra mắc bệnh tim với hồ sơ bệnh án của gần 14.000 phụ nữ có con sinh ra khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy, khoảng 4,4% bà mẹ có con bị dị tật tim bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai, so với 2,8% bà mẹ có con khỏe mạnh. Những kết quả này phù hợp với kết quả từ ba nghiên cứu trước đó ở Israel, Canada và Đài Loan cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng thiếu máu khi mang thai với nguy cơ trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khoảng 2/3 trường hợp thiếu máu trong thời kỳ mang thai là do thiếu sắt.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung viên sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phó Giáo sư Duncan Sparrow tại Đại học Oxford ở Vương quốc Anh cho biết: "Do thiếu sắt là nguyên nhân gốc rễ của nhiều trường hợp thiếu máu nên việc bổ sung sắt rộng rãi cho phụ nữ đang có ý định sinh con và khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở nhiều trẻ sơ sinh".
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xem liệu việc bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và các dị tật tim ở trẻ sơ sinh hay không.
Tin liên quan
-
Theo báo Đời sống & Sức khỏe, Yoga không chỉ là sự kết hợp giữa chuyển động và...
-
6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43