Gần 180 sinh viên Bách khoa kêu đau bụng sau bữa trưa
Hàng loạt sinh viên lớp Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại Đại học Bách khoa Hà Nội nói bị đau bụng, tiêu chảy, có em nôn mửa sau bữa trưa ngày 29/5.
Hồng Quang, sinh viên năm nhất trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, học Giáo dục Quốc phòng và An ninh từ thứ hai tuần trước. Sau khi ăn cơm gà tại căng tin trưa 29/5 khoảng ba tiếng, em đau đầu, chóng mặt, nôn mửa kèm sốt cao. Nghi ngờ bị ngộ độc, đến 18h, Quang được bạn dìu đến trung tâm y tế.
"Cả cơ thể em mệt mỏi rã rời, em mê man không biết gì, đầu óc không tỉnh táo", Quang kể. "Em được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa do bụng dạ kém, rồi được phát oresol uống chống mất nước".
Đến 21h30, Quang trở về phòng. Sáng hôm sau, tình trạng tái diễn. Phải mất hơn một ngày, sức khỏe của Quang mới tạm ổn định.
Nam sinh kể khi phản ánh với trường, em nhận câu trả lời: "thức ăn nhà trường đảm bảo an toàn".
"Em thấy rất buồn vì thầy cô không hỗ trợ bọn em. Em phải nhờ các bạn mua thuốc men và cháo bồi bổ, sợ không dám ăn ở căng tin nữa", Quang nói.
Minh, một sinh viên khác học Giáo dục Quốc phòng An ninh đợt này, nói ám ảnh với bữa cơm trưa 29/5. Sau đó, em chỉ uống nước lọc nhưng khoảng 16h30-17h có biểu hiện giống ngộ độc thực phẩm, nôn 5-6 lần trong gần một tiếng.
"Em phải nhờ 3 bạn dìu tới trạm y tế của trường", Minh kể. Tới 21h, Minh bị tiêu chảy, đi ngoài liên tục trong 20 phút. Nam sinh cho biết trong trung đội của mình, nhiều bạn có biểu hiện tương tự nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Trên một số diễn đàn mạng xã hội, một số sinh viên phản ánh tương tự. Có em cho biết bị đau bụng âm ỉ nhưng không nôn, có người kêu bị tiêu chảy. Các bài đăng liên quan thu hút hàng trăm đến hàng nghìn lượt tương tác.
Suất ăn dành cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở Đại học Bách khoa Hà Nội, hôm 8/10/2024. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Theo thông tin từ báo VnExpress ngày 4/6, bà Phạm Thanh Huyền, Trưởng ban Công tác sinh viên, Đại học Bách khoa Hà Nội, xác nhận việc sinh viên bị đau bụng, đi ngoài xảy ra ngày 29/5 nhưng không lên tới hàng trăm người.
Hôm sau, nhà trường đã họp các bên, kiểm tra và rà soát việc cung cấp suất ăn cho sinh viên Quốc phòng an ninh.
Theo biên bản họp, có 54 sinh viên bị đau bụng trong giờ học ngày 29/5 và xin ra ngoài vệ sinh. Trong đó, hai em bị nôn, phải đến trung tâm y tế khám và lấy thuốc.
Bác sĩ tại đây cho biết hai sinh viên này có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa chứ không phải ngộ độc thực phẩm. Còn các sinh viên khác bị đau bụng, đi ngoài "có thể do thay đổi thời tiết".
Tuy nhiên, cũng trong biên bản này, khoa Giáo dục Quốc phòng cho biết khi lấy ý kiến trực tiếp từ sinh viên ngày 30/5, có 176 em báo bị đau bụng. Khoảng 700 em tham gia khóa học đợt này.
Trả lời, bà Huyền cho rằng con số này không chính xác bởi thời điểm lấy ý kiến, sinh viên đã trải qua hơn một ngày tập luyện theo chương trình môn học.
Tháng 10/2024, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội từng tố phải ăn cơm thừa, có dị vật khi học Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Trường sau đó nhận trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp, đồng thời tăng cường kiểm tra các bữa ăn. Sinh viên có thể báo đổi suất ăn ngay lập tức nếu thấy có vấn đề, đồng thời phản ánh lên trường qua mã QR.
Ngoài ra, trường để sinh viên chấm điểm bữa ăn. Với bữa trưa và tối, mức đánh giá đạt hơn 7/10, theo bà Huyền.
* Tên sinh viên được thay đổi
Tin liên quan
-
Theo Báo VnExpress, cục Quản lý Dược yêu cầu các doanh nghiệp tăng sản xuất, nhập khẩu, trữ...
-
Bộ Y tế thu hồi toàn bộ lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops do vi phạm mức độ 3
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bộ Y tế cho biết, dung dịch thuốc nhỏ mắt, tai...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43