Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
Sự kiện quy tụ các chuyên gia trong lĩnh vực ung bướu, gan mật, tiêu hóa cùng đội ngũ chuyên viên y tế, mở ra diễn đàn học thuật chuyên sâu nhằm cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không thể phẫu thuật (uHCC).
Toàn cảnh hội thảo
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến tại Việt Nam, với 24.502 ca mắc mới mỗi năm (chiếm 13,6% tổng số ca ung thư) và 23.333 ca tử vong (chiếm 19,4% số ca tử vong do ung thư), theo số liệu Globocan 2022. Trong đó, HCC chiếm tới 90% tổng số ca ung thư gan, với phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi phẫu thuật không còn là lựa chọn khả thi. Trong hơn một thập kỷ, các liệu pháp điều trị toàn thân cho uHCC vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tiên lượng sống kém.
Sự phát triển của liệu pháp miễn dịch đã mở ra một kỷ nguyên mới, thay đổi chiến lược điều trị uHCC và mang lại hy vọng kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Một trong những phác đồ nổi bật được trình bày tại hội thảo là STRIDE (Single Tremelimumab Regular Interval Durvalumab). Dựa trên kết quả nghiên cứu HIMALAYA, phác đồ này đã chứng minh hiệu quả vượt trội so với sorafenib, cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống còn tại các mốc 3, 4 và 5 năm – đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong điều trị uHCC tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, TS.BS. Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, chia sẻ: "Hội thảo lần này là diễn đàn chuyên môn quan trọng, giúp kết nối các cập nhật quốc tế với thực tiễn điều trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh ung thư gan vẫn là gánh nặng, việc chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các liệu pháp mới như miễn dịch kết hợp là rất cần thiết để mở rộng lựa chọn điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân".
TS.BS. Choo Su Pin, Giám đốc Trung tâm điều trị ung thư Curie, Singapore, nhận định: "Nghiên cứu HIMALAYA cho thấy phác đồ STRIDE –đã mang lại lợi ích sống còn rõ rệt so với sorafenib, đặc biệt ở các mốc thời gian dài hạn. Đây một bước tiến khoa học đáng kể, đồng thời mang lại cơ hội để các quốc gia như Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn điều trị, đặc biệt với những bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phức tạp".
Các phần trình bày chuyên môn từ ThS.BS.CKII. Phan Tấn Thuận (Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM), BS.CKII. Hoàng Thị Mai Hiền và TS.BS. Trần Công Duy Long (Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM) đã bổ sung những góc nhìn thực tiễn, xoay quanh việc tối ưu hóa phác đồ miễn dịch tại Việt Nam. Các chủ đề bao gồm: cá thể hóa điều trị, quản lý tác dụng phụ, đánh giá hiệu quả dài hạn cũng như cơ chế hoạt động của bộ đôi Tremelimumab (chất ức chế CTLA-4) và Durvalumab (chất ức chế PD-L1) – phối hợp nhằm kích hoạt mạnh mẽ hệ miễn dịch, tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả và bền vững.
TS.BS. Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, phát biểu tại sự kiện.
Hội thảo còn ghi nhận sự đồng hành từ AstraZeneca, đơn vị tiên phong trong phát triển liệu pháp miễn dịch. Đại diện AstraZeneca Việt Nam – Ông Atul Tandon – Tổng Giám đốc – chia sẻ: "Tại AstraZeneca, chúng tôi đang tiên phong một cuộc cách mạng về các giải pháp cho bệnh ung thư. Tham vọng của chúng tôi là tận dụng tiềm năng của khoa học để khám phá, phát triển và cung cấp các phương pháp điều trị tiên tiến giúp thay đổi kết quả và tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Chúng tôi đang khám phá các liệu pháp kết hợp miễn dịch mới để khống chế các tác nhân gây ức chế miễn dịch liên quan đến ung thư gan. Và liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa liệu pháp điều trị ung thư và hiện là một phần của tiêu chuẩn chăm sóc được công nhận cho bệnh ung thư gan".
Liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa liệu pháp điều trị ung thư – Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ
Hội thảo không chỉ là nơi kết nối tri thức y khoa quốc tế với thực tiễn điều trị trong nước, mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị ung thư gan tại Việt Nam. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa các bệnh viện và những tổ chức tiên phong như AstraZeneca, cộng đồng y tế Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu cải thiện tiên lượng cho các bệnh lý ung thư phức tạp như uHCC – mang lại hy vọng sống còn dài hạn và chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.
Tin liên quan
-
Ngày 25/3, Sở Y tế Hà Nội thông tin vừa ban hành Kế hoạch 1138/KH-SYT về phòng chống...
-
Bệnh viện K nói gì về kêu gọi nộp tiền tham gia giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'?
Bệnh viện K khẳng định các thông tin về giải chạy "Vì bệnh nhi ung thư 2025" có... -
AI giúp bác sĩ phát hiện ung thư phổi sớm 4 tháng
Các chuyên gia đã phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) giúp bác sĩ phát...
Tin mới
-
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai...27/04/2025 18:11 -
Bắc Ninh: Phát hiện hơn 200.000 sản phẩm ‘thực phẩm bảo vệ sức khỏe’ không hóa đơn
Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp người Trung Quốc không xuất trình được hóa đơn chứng...27/04/2025 18:29 -
Gù vẹo cột sống ở trẻ, không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Trẻ bị cong vẹo cột sống nếu không chữa trị kịp thời đặc biệt với bệnh cong vẹo...27/04/2025 13:35 -
Bộ Y tế yêu cầu đường dây nóng của các cơ sở khám sức khỏe người lái xe đảm bảo hoạt động 24/24
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát...27/04/2025 13:56 -
Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Gánh nặng tài chính là cản trở lớn với nhiều gia đình hiếm muộn trên hành trình đi...27/04/2025 08:46 -
Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Hầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn...27/04/2025 08:42 -
Triển lãm quốc tế quy mô lớn thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) sẽ diễn...26/04/2025 17:33 -
Mỗi phút, vaccine giúp cứu sống 6 sinh mạng trên toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 25 căn bệnh có thể phòng ngừa bằng...26/04/2025 17:30 -
Quy định đăng bài trên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam
QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM26/04/2025 15:43 -
Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện dậy thì sớm?
Theo ThS.BSCKI Nguyễn Thị Thư Hương (khoa Nội tiết, Bệnh viện FV), trẻ dậy thì sớm cần được...26/04/2025 14:01 -
Nhận định đúng về vô sinh ở nam giới hiện nay
Cùng với những áp lực cuộc sống, môi trường ngày càng ô nhiễm, tình trạng vô sinh, hiếm...26/04/2025 14:44 -
Xây dựng văn hóa bệnh viện: nền tảng vững chắc cho môi trường y tế chất lượng - chuyên nghiệp - thân thiện - hiệu quả
Từ ngày 24/4 đến 25/4/2025, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng...26/04/2025 14:02 -
Cô gái ở Nam Định có khối u đến 6 cm dù không triệu chứng
Khối u có đường kính lên tới 6 cm, nằm ở vùng thân và đuôi tụy. Bệnh nhân...26/04/2025 14:50 -
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay khi xuất hiện, đồng thời hướng dẫn...26/04/2025 14:42