Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại 10 khoa lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, được triển khai trong 6 tháng cho 126 điều dưỡng tại 10 khoa lâm sàng, sử dụng phương pháp khảo sát trước và sau can thiệp để đánh giá kết quả can thiệp.
Kết quả: Dựa trên phân tích thực trạng và các yếu tố liên quan, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phát triển can thiệp 6SquID (6SQuID – Six Steps in Quality Intervention Development), xây dựng và triển khai chương trình can thiệp kéo dài 6 tháng. Chương trình bao gồm: đào tạo nâng cao kiến thức – kỹ năng giáo dục sức khỏe; xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêu chuẩn; áp dụng công nghệ thông tin như video – QR code hỗ trợ GDSK và tăng cường cơ chế giám sát nội bộ.
Sau can thiệp, năng lực GDSK của điều dưỡng đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ ĐD tự đánh giá đạt mức trên trung bình tăng từ 65,1% lên 88,1% (p<0,01). Điểm trung bình năng lực GDSK của ĐD tự đánh giá tăng từ 181,56± 13,49 lên 201,85 ± 12,89 (thang đo 225 điểm). Những kết quả này khẳng định chương trình can thiệp có hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết thực trong việc nâng cao năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Kết luận: Chương trình can thiệp có thiết kế khoa học và phù hợp với thực tiễn giúp nâng cao năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.
Từ khóa: Giáo dục sức khỏe, năng lực, can thiệp, điều dưỡng, người bệnh, cải thiện
SUMMARY
Objective: To evaluate the outcomes of an Intervention to Improve Nurses' Health Education Competencies for Inpatients at 108 Central Military Hospital
Subjects and Research Methods: A non-controlled intervention study was conducted over 6 months with 126 nurses from 10 clinical departments. A pre-and post-intervention evaluation method was used to assess the program's effectiveness.
Results: Based on baseline assessments and related factor analyses, the research team designed and implemented a 6-month intervention using the 6SQuID framework (Six Steps in Quality Intervention Development). The program included: Training to enhance health education knowledge and skills. Development of standardized guidance documents. Application of IT solutions (educational videos, QR codes) to support health education. Strengthened internal monitoring mechanisms. Post-intervention results demonstrated significant improvements in nurses' health education competencies:
The proportion of nurses self-rating their competency as "above average" increased from 65.1% to 88.1% (p<0.01). Mean self-assessed competency scores rose from 181.56 ± 13.49 to 201.85 ± 12.89 (on a 225-point scale). These outcomes confirm the intervention program's high effectiveness in practically enhancing nurses' health education capabilities.
Conclusion: The scientifically designed intervention program proved appropriate for practical implementation and effectively improved nurses' health education competencies.
Keywords: Health education, competency, intervention, nurses, patients, improvement
1. ĐẠI CƯƠNG
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một trong những chức năng nền tảng và thiết yếu của điều dưỡng (ĐD) trong chăm sóc toàn diện người bệnh (NB), đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh, điều trị và phục hồi sức khỏe. Giáo dục sức khỏe giúp NB và người nhà nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi sức khỏe, tăng khả năng tự chăm sóc và phối hợp tốt trong điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định GDSK là một trong những nội dung cốt lõi của chăm sóc sức khỏe ban đầu, có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả điều trị và chất lượng sống của NB [10].
Tuy nhiên, thực trạng năng lực GDSK của ĐD hiện nay còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy ĐD còn thiếu kiến thức chuyên sâu, kỹ năng tư vấn chưa phù hợp và ít được đào tạo bài bản về phương pháp GDSK hiệu quả [2,6,7].
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực GDSK của ĐD đã được xác định, bao gồm yếu tố cá nhân (kiến thức nền, kỹ năng giao tiếp, thái độ nghề nghiệp), yếu tố tổ chức (tài liệu, nhân lực, phương tiện hỗ trợ, cơ chế giám sát) và yếu tố đào tạo [7,8].
Trước thực trạng hạn chế năng lực GDSK của ĐD, nhiều chương trình can thiệp đã được triển khai nhằm cải thiện vấn đề này. Các hình thức can thiệp phổ biến bao gồm: đào tạo mô phỏng với tình huống tương tác thực tế, huấn luyện có phản hồi trực tiếp, ứng dụng video tương tác và tài liệu số hóa, đào tạo kết hợp mô phỏng và nhập vai nhằm tăng sự linh hoạt và tự tin khi GDSK [4]. Đặc biệt, phương pháp phát triển can thiệp 6 bước (6SQuID) đang được áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo tính hệ thống, thực tiễn và chất lượng của các chương trình can thiệp y tế [3]. Các nghiên cứu cho thấy những chương trình can thiệp này đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng giao tiếp, năng lực sư phạm và thái độ nghề nghiệp của ĐD [4].
Trong bối cảnh đổi mới mô hình chăm sóc toàn diện, lấy NB làm trung tâm, việc thực hiện nghiên cứu “Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học phục vụ đổi mới nội dung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ĐD có năng lực GDSK phù hợp với yêu cầu chăm sóc hiện đại, chất lượng và nhân văn.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn lựa chọn: ĐD trực tiếp CSNB tại 10 khoa lâm sàng của bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Các ĐD không có mặt tại bệnh viện trong thời điểm nghiên cứu (đi học dài hạn, thai sản, ốm, nghi phép…). ĐD làm công tác hành chính không trực tiếp tham gia chăm sóc NB. ĐD công tác tại các khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa nhi.
2.1.2. Cỡ mẫu và phương pháp mẫu
Cỡ mẫu: Căn cứ vào thực tế số lượng ĐD trực tiếp chăm sóc NB tại 10 khoa lâm sàng tại thời điểm nghiên cứu là 126 người. Nhóm nghiên cứu lấy mẫu là toàn bộ 126 ĐD trực tiếp chăm sóc NB tại 10 khoa lâm sàng tham gia can thiệp. Số lượng ĐD này phản ánh đúng thực tiễn nhân lực GDSK tại các khoa, đồng thời đảm bảo cỡ mẫu cần thiết cho đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp.
Phương pháp chọn mẫu:
- Trước can thiệp: Chọn toàn bộ ĐD trực tiếp chăm sóc NB tại 10 khoa lâm sàng tham gia can thiệp (126 ĐD).
- Sau can thiệp: Chọn lặp lại toàn bộ 126 ĐD tại 10 khoa đã khảo sát đánh giá trước can thiệp để thực hiện đánh giá lại sau can thiệp.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2023 đến tháng 10/2024
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thực hiện tại 10 khoa lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong tổng số 40 khoa lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (sau khi đã loại trừ các khoa hồi sức, cấp cứu, khoa gây mê hồi sức, khoa nhi), nhóm nghiên cứu tiến hành phân nhóm theo đặc điểm chuyên khoa thành 10 nhóm lớn bao gồm: (1) Tim mạch - Cơ xương khớp, (2) Tiêu hóa, (3) Thần kinh, (4) Ung thư, (5) Chấn thương chỉnh hình, (6) Truyền nhiễm - Da liễu, (7) Lồng ngực - Hàm mặt, (8) Phụ sản - Tiết niệu, (9) Nội chung - Nội tiết, (10) Nhóm chuyên khoa lẻ. Việc chia nhóm như trên nhằm đảm bảo sự đại diện đầy đủ và đa dạng về mô hình bệnh tật, đặc điểm chăm sóc, phương pháp GDSK tại các lĩnh vực khác nhau trong bệnh viện. Sau khi chia nhóm, nhóm nghiên cứu tiến hành bắt thăm ngẫu nhiên trong từng nhóm chuyên khoa để chọn ra 01 khoa đại diện. Kết quả, có 10 khoa lâm sàng được chọn - mỗi khoa đại diện cho một nhóm chuyên khoa, đảm bảo tính đại diện, khách quan và công bằng trong thiết kế nghiên cứu can thiệp.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế can thiệp trước sau không có nhóm chứng nhằm thu thập thông tin về sự thay đổi năng lực GDSK của ĐD trước và sau can thiệp.
2.4. Bộ công cụ và tiêu chuẩn đánh giá
Sử dụng bộ công cụ điều dưỡng tự đánh giá năng lực GDSK trên 3 lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được kiểm định giá trị nội dung và độ tin cậy [1]. Bộ công cụ gồm 45 câu hỏi, phân chia theo ba lĩnh vực năng lực kiến thức, kỹ năng, thái độ. Mỗi câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức (từ 1 đến 5 điểm).
Cụ thể, lĩnh vực kiến thức gồm 15 câu hỏi (điểm tối thiểu là 15 - tối đa là 75); lĩnh vực kỹ năng gồm 22 câu hỏi (điểm tối thiểu là 22 - điểm tối đa là 110); lĩnh vực thái độ gồm 8 câu hỏi (điểm tối thiểu là 8 - điểm tối đa là 40). Tổng điểm toàn bộ thang đo dao động từ 45 đến 225 điểm.
Nhóm nghiên cứu tham khảo một số nghiên cứu của các tác giả Mei Qi Hee (Malaysia) [3] sử dụng điểm cắt “Bloom’s cut-off” dùng cho cho đánh giá KAP (Kiến thức, kỹ năng, thái độ) với các điểm cắt xếp loại như sau: Trên trung bình (≥ 80% tổng điểm), Trung bình (60–79% tổng điểm). Dưới trung bình (< 60% tổng điểm). Nhóm nghiên cứu áp dụng xếp loại năng lực GDSK trong nghiên cứu như sau:
-Trên trung bình: Điểm tổng từ 180 - 225 điểm.
Tất cả các câu trả lời từ 3 điểm trở lên
- Trung bình: Điểm tổng từ 132 - 179 điểm.
Tất cả các câu trả lời từ 2 điểm trở lên
- Dưới trung bình: Điểm tổng từ 45-131 điểm.
2.6. Xây dựng giải pháp can thiệp
Để đảm bảo chương trình can thiệp cải thiện năng lực GDSK của ĐD tại các khoa lâm sàng có chất lượng, tính khả thi và hiệu quả ứng dụng cao, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp xây dựng biện pháp can thiệp 6SquID gồm các bước như sau: Xác định vấn đề; Xác định các yếu tố có thể thay đổi; Xác định các giải pháp can thiệp; Xây dựng các giải pháp can thiệp cụ thể; Thử nghiệm và điều chỉnh biện pháp can thiệp; Thu thập bằng chứng về kết quả can thiệp.
Bảng 2.1: Xây dựng giải pháp can thiệp
Bước |
Nội dung |
1. Xác định vấn đề
|
Kết quả đánh giá năng lực GDSK: - Hạn chế về kiến thức: Kiến thức về sức khỏe và sư phạm - Hạn chế về kỹ năng: nhận định nhu cầu, xây dựng kế hoạch |
2. Xác định các yếu tố nguyên nhân có thể thay đổi, phạm vi thay đổi |
- ĐD thiếu kiến thức, kỹ năng - Thiếu qui trình và bảng kiểm GDSK - Chưa đầy đủ tài liệu GDSK theo chuyên khoa - Chưa đầy đủ phương tiện hỗ trợ GDSK |
3. Xác định các biện pháp can thiệp
|
- Tổ chức Đào tạo - Xây dựng tài liệu chuẩn theo từng chuyên khoa - Bổ sung qui trình GDSK (Quy trình, bảng kiểm) - Cải tiến tăng hiệu quả: Ứng dụng công nghệ thông tin |
4. Xây dựng các biện pháp can thiệp cụ thể |
- Xây dựng chương trình đào tạo cho ĐD: + Đào tạo kiến thức về GDSK (4 tiết) + Đào tạo thực hành GDSK cá nhân và GDSK theo nhóm (4 tiết) + Đào tạo cách xây dựng tài liệu GDSK cho NB theo chuyên khoa (4 tiết) - Cập nhật qui trình GDSK (Bổ sung Quy trình, bảng kiểm GDSK cá nhân và GDSK theo nhóm) - Xây dựng tài liệu GDSK cho NB theo chuyên khoa (mỗi chuyên khoa xây dựng tối thiểu 5 tài liệu thông qua Hội đồng thẩm định) - Điều dưỡng trưởng kiểm tra, giám sát thực hiện. - Hướng dẫn các đơn vị áp dụng công nghệ thông tin trong GDSK: xây dựng các videoclip, tranh ảnh (có mã QR) - Thời gian can thiệp: 6 tháng |
5. Thử nghiệm và điều chỉnh biện pháp can thiệp
|
- Đánh giá chương trình đào tạo: Hướng dẫn thực hiện tại 1 khoa. Thảo luận, xin ý kiến điều chỉnh phù hợp. - Ban hành văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện |
6. Thu thập bằng chứng về kết quả can thiệp |
- Đánh giá trước can thiệp và sau can thiệp: ĐD tự đánh giá |
2.7. Phương pháp thu thập số liệu khảo sát đánh giá trước và sau can thiệp
Tại thời điểm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đến 10 khoa lâm sàng tham gia can thiệp. Tại mỗi khoa mời các đối tượng nghiên cứu là ĐD theo danh sách đủ tiêu chuẩn lựa chọn đến Phòng giao ban, giới thiệu về nội dung khảo sát, hướng dẫn ĐD xác nhận nếu đồng ý tham gia khảo sát, hướng dẫn ĐD cách điền thông tin khảo sát theo mẫu, để ĐD đọc và điền phiếu trong thời gian 30 phút sau đó thu phiếu.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm đối tượng điều dưỡng tham gia can thiệp
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng điều dưỡng tham gia nghiên cứu (n =126)
Đặc điểm |
Nội dung |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Giới |
Nam |
20 |
15,9 |
Nữ |
106 |
84,1 |
|
Tuổi Trung bình: 36,7± 7,7 Thấp nhất: 24 Cao nhất: 54 |
Từ 18 đến 25 tuổi |
5 |
4,0 |
Từ 26 đến 35 tuổi |
58 |
46,0 |
|
Từ 36 đến 45 tuổi |
46 |
36,5 |
|
Từ 46 đến 55 tuổi |
17 |
13,5 |
|
Trình độ |
Sau đại học |
10 |
7,9 |
Đại học |
70 |
55,6 |
|
Cao đẳng |
40 |
31,7 |
|
Trung cấp |
6 |
4,8 |
|
Thâm niên |
Từ 5 năm trở xuống |
30 |
23,8 |
Trên 5 năm |
96 |
76,2 |
|
Đơn vị công tác |
Khối nội khoa |
63 |
50 |
Khối ngoại khoa |
63 |
5 |
Bảng 3.1 cho thấy đối tượng ĐD tham gia nghiên cứu can thiệp gồm có 126 người, giới tính nữ chiếm tỷ lệ cao 84,1%, độ tuổi trung bình là 37,55 tuổi, nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 46%, ĐD trình độ đại học chiếm tỷ lệ 55,6%, ĐD có thâm niên công tác trên 5 năm chiếm tỷ lệ 76,2%, ĐD khối ngoại khoa và nội khoa có tỷ lệ bằng nhau là 50%.
3.2. Kết quả xếp loại điều dưỡng tự đánh giá năng lực trước và sau can thiệp
Bảng 3.2: Kết quả xếp loại năng lực giáo dục sức khỏe dựa theo tự đánh giá của điều dưỡng (n=126)
Xếp loại
|
Xếp loại sau can thiệp |
Tổng |
p Kiểm định Mc Nemar |
||
Trên trung bình |
Trung bình |
|
|||
Xếp loại trước can thiệp |
Trên trung bình |
82
|
0
|
82 (65,1 %) |
<0,01 |
Trung bình |
29 |
15 |
44 (34,9 %) |
||
Tổng |
111 (88,1 %) |
15 (11,9 %) |
126 |
Các điểm số trung bình trên các lĩnh vực đều đạt phân bố chuẩn (Kiểm định Kolmogorov-Smirnov), với can thiệp đánh giá trên cùng 1 nhóm ĐD trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định T-test ghép cặp so sánh điểm số trung bình trên từng lĩnh vực.
ĐD tham gia can thiệp được xếp loại Trung bình và Trên trung bình, không có ĐD xếp loại dưới trung bình trước và sau can thiệp. Kết quả bảng 3.2 cho thấy số lượng ĐD xếp loại trung bình từ 44 người trước can thiệp giảm xuống còn 15 người sau can thiệp. Sử dụng kiểm định Mc Nemar phân tích mối tương quan giữa kết quả tự đánh giá xếp loại năng lực GDSK nhóm ĐD trước can thiệp và sau can thiệp cho thấy, có sự cải thiện nhóm điều dưỡng xếp loại trên trung bình từ 65,1% lên 88,1% với p<0,01 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).
3.3. Kết quả điểm năng lực từng lĩnh vực trước và sau can thiệp do điều dưỡng tự đánh giá
Bảng 3.3: Điểm điều dưỡng tự đánh giá năng lực giáo dục sức khỏe trước và sau can thiệp (n=126)
Nội dung |
Tổng điểm |
Trước can thiệp |
Sau can thiệp |
Thay đổi 2-1 |
t |
p
|
||
1 |
SD |
2 |
SD |
|||||
Năng lực GDSK |
225 |
181,56 |
13,49 |
201,85 |
12,89 |
20,29 |
-14,93 |
<0,001 |
1. Lĩnh vực kiến thức |
75 |
60,62 |
4,79 |
67,77 |
4,47 |
7,15 |
-14,11 |
<0,01 |
1.1. Nhóm “Kiến thức về sức khỏe và sư phạm” |
45 |
35,71 |
3,41 |
40,40 |
3,10 |
4,69
|
-12,36 |
<0,01 |
1.2. Nhóm “Khả năng áp dụng kiến thức y học, thông tin trong GDSK” |
30 |
24,90 |
2,1 |
27,37 |
2,01 |
2,46 |
-10,05 |
<0,01 |
2. Lĩnh vực kỹ năng |
110 |
87,68 |
6,87 |
97,40 |
7,35 |
9,72 |
-12,88 |
<0,01 |
2.1. Nhóm kỹ năng “Nhận định nhu cầu, xây dựng kế hoạch” |
35 |
27,85 |
20,51 |
31,05 |
2,64 |
3,20 |
-11,35 |
<0,01 |
2.2. Nhóm kỹ năng “Thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả” |
40 |
31,62 |
2,73 |
35,05 |
3,05 |
3,43 |
-10,36 |
<0,01 |
2.3. Nhóm “Kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm” |
35 |
28,21 |
2,35 |
31,30 |
2,37 |
3,09 |
-12,49 |
<0,01 |
1.3. Lĩnh vực thái độ |
40 |
33,25 |
3,52 |
36,68 |
2,88 |
3,43
|
-9,79 |
<0,01 |
Biến định lượng đạt phân bố chuẩn, sử dụng kiểm định T-test ghép cặp
Bảng 3.3 cho thấy điểm trung bình tự đánh giá năng lực GDSK của ĐD được cải thiện đáng kể sau can thiệp, với điểm trung bình năng lực từ 181,56 lên 201,85 điểm trên thang đo 225 điểm, tăng 20,29 điểm (p <0,001). Cụ thể, điểm trung bình kiến thức tăng từ 60,62 lên 67,77 điểm, tăng 7,15 điểm (p<0,01), kỹ năng từ 87,68 lên 97,40 điểm tăng 9,72 điểm, (p <0,01) và thái độ từ 33,25 lên 36,68 điểm, tăng 3,43 điểm (p<0,05). Như vậy, can thiệp đã có cải thiện rõ rệt, giúp nâng cao năng lực GDSK của ĐD (có ý nghĩa thống kê). Trong đó, lĩnh vực kiến thức có sự thay đổi đáng kể, tăng lên 7,15 điểm trên tổng điểm 75 điểm sau can thiệp.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm đối tượng can thiệp
Tổng số ĐD tham gia can thiệp là 126 người, ĐD nữ chiếm tỷ lệ cao (84,1%), phù hợp với đặc điểm giới tính trong ngành điều dưỡng ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác, đây là đặc điểm phổ biến trong nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện trên các đối tượng chủ yếu là nữ ĐD. Độ tuổi trung bình là 36,7 ± 7,7, trong đó nhóm từ 26–35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (46%), phù hợp với độ tuổi lao động ổn định và có khả năng tiếp nhận tốt các chương trình can thiệp nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, 76,2% ĐD có thâm niên công tác trên 5 năm, điều này tạo thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động đào tạo vì họ đã có kinh nghiệm thực tiễn.
4.2. Kết quả can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Kết quả của chương trình can thiệp phụ thuộc không chỉ vào nội dung mà còn vào thiết kế nghiên cứu, tính khả thi và cách thức đánh giá kết quả. Trong khi nhiều nghiên cứu trước đây như của Basak và Dorri chủ yếu tập trung vào hình thức lớp học truyền thống và thực hành kỹ năng [4,9], thì nghiên cứu này ứng dụng phương pháp thiết kế can thiệp chất lượng 6SquID để phát triển chương trình toàn diện, hướng tới thay đổi đồng bộ kiến thức, kỹ năng và thái độ của ĐD trong công tác GDSK [3].
Chương trình được xây dựng với nhiều thành phần hỗ trợ đồng bộ: tổ chức đào tạo, xây dựng tài liệu chuyên khoa, phát triển bảng kiểm - quy trình chuẩn, giám sát - hỗ trợ tại chỗ và ứng dụng công nghệ (video, hình ảnh minh họa có mã QR). Theo Lewis (2022), chương trình đào tạo hiệu quả phải tích hợp đủ ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Việc kết hợp đa phương pháp này giúp ĐD rèn luyện toàn diện cả lý thuyết và thực hành trong môi trường lâm sàng. Ngoài ra, thời gian triển khai 6 tháng được lựa chọn là hợp lý để đảm bảo tính khả thi, cho phép thực hiện đầy đủ các nội dung và phù hợp với khuyến nghị về độ dài chương trình can thiệp, tổng quan các chương trình can thiệp cho thấy thời gian thực hiện dao động từ 1,5 giờ đến 9 tháng [4].
Kết quả cho thấy sự cải thiện rõ rệt về năng lực GDSK sau can thiệp so với trước can thiệp. Tỷ lệ ĐD tự xếp loại trên trung bình tăng từ 65,5% lên 88,1% (p<0,01), Điểm trung bình năng lực GDSK do ĐD tự đánh giá tăng từ 181,56 ± 13,49 lên 201,85 ± 12,89.
So với can thiệp Basak và cộng sự (2019) tại Thổ Nhĩ Kỳ với đối tượng là 35 ĐD nhóm can thiệp và 36 ĐD nhóm đối chứng. Chương trình can thiệp kéo dài 3 tuần, trong đó nhóm can thiệp được học qua mô phỏng kịch bản lâm sàng, đóng vai, phân tích video và nhận phản hồi nhóm. Đánh giá bằng thang đo sự tự tin và sự hài lòng, bảng kiểm đánh giá kỹ năng. Kết quả cho thấy: điểm trung bình kỹ năng của nhóm can thiệp là 39,08 ± 5,49 và với nhóm chứng là 26,73 ± 5,63 (p ≤ 0.01), điểm trung bình tự tin của nhóm can thiệp là 8,48 ± 0,88 và nhóm đối chứng là 7,07±1,33 (p≤0,01). Có thể nhận thấy rằng kỹ năng GDSK đã có nhiều tiến bộ sau khi can thiệp băng các hình thức huấn luyện thực hành tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi [4].
Ngoài ra, nghiên cứu của Kao (2013) đã chỉ ra rằng việc cung cấp tài liệu hướng dẫn chuẩn hóa và quy trình rõ ràng có thể nâng cao đáng kể khả năng truyền đạt thông tin y khoa của ĐD [4]. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Blazeck (2016) khi cho rằng ứng dụng video tương tác giúp cải thiện khả năng hướng dẫn xuất viện cho người học ĐD. Bên cạnh đó, Weiss (2021) nhấn mạnh rằng việc kết hợp mô phỏng với học trực tuyến là một chiến lược hiệu quả để nâng cao kỹ năng GDSK trong bối cảnh thực tế [4]. Những phát hiện này cũng tương thích với kết luận từ nghiên cứu của Dong [4] cho rằng các chương trình huấn luyện có cấu trúc rõ ràng và tích hợp nhiều yếu tố đào tạo sẽ giúp nâng cao năng lực GDSK cho sinh viên ĐD, kể cả trong môi trường đào tạo trực tuyến.
Những kết quả trên khẳng định rằng các can thiệp toàn diện, đa phương pháp và có hệ thống sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong nâng cao năng lực GDSK cho ĐD, cả trong môi trường học thuật lẫn thực hành lâm sàng.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá kết quả can thiệp nhằm cải thiện năng lực GDSK của ĐD tại 10 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện TWQĐ108. Với thiết kế nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, thời gian triển khai kéo dài 6 tháng, áp dụng phương pháp 6SquID xây dựng chương trình can thiệp, tích hợp nhiều nội dung từ đào tạo lý thuyết, thực hành kỹ năng, đến xây dựng tài liệu, quy trình và ứng dụng công nghệ thông tin.
Kết quả cho thấy năng lực GDSK của ĐD đã được cải thiện đáng kể sau 6 tháng triển khai chương trình. Tỷ lệ ĐD tự đánh giá đạt mức trên trung bình tăng từ 65,1% lên 88,1% (p<0,01). Điểm trung bình năng lực GDSK của ĐD tự đánh giá tăng từ 181,56± 13,49 lên 201,85 ± 12,89 cho thấy hiệu quả rõ nét từ hoạt động can thiệp.
Những kết quả này là bằng chứng thực tiễn cho thấy việc thiết kế chương trình can thiệp bài bản, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế lâm sàng có thể góp phần nâng cao năng lực toàn diện cho ĐD trong công tác GDSK. Mô hình này có thể được duy trì, mở rộng và áp dụng cho các đơn vị khác trong bệnh viện cũng như hệ thống y tế quân đội nói chung nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện và lấy NB làm trung tâm.
KHUYẾN NGHỊ
1. Duy trì và mở rộng chương trình cải thiện năng lực GDSK tại bệnh viện,
tiếp tục duy trì chương trình tại các khoa đã triển khai, đồng thời từng bước mở rộng phạm vi can thiệp sang các khoa lâm sàng còn lại trong bệnh viện.
2. Đưa nội dung GDSK vào chương trình đào tạo liên tục và phát triển chuyên môn cho ĐD. Cần có cơ chế giám sát và đánh giá định kỳ để đảm bảo ĐD duy trì năng lực và cập nhật kiến thức mới trong GDSK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Đức Hạnh và các cộng sự (2023), "Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng ", Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Số 1 năm 2023.
2. Nguyễn Thị Bích Nga (2015), "Thực trạng hoạt động tư vấn, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện Phổi Trung ương năm 2015", Tạp chí Y học thực hành. 10/2016(1024), tr. 57-59.
3. Erica Wimbush Daniel Wight, Ruth Jepson, Lawrence Doi (2015), "Six steps in quality intervention development (6SQuID)", JECH 10.1136/jech-2015-205952.
4. Ke Liu Shuyi Wang , Siyuan Tang, Guiyun Wang, Yanxia Qi, Qirong Chen (2025), "Interventions to improve patient health education competence among nursing personnel: A scoping review", Nurse Education in Practice. 83 (2025) 104258.
5. Mei Qi Hee và các cộng sự. (2024), "Assessment of Public Breast Cancer Awareness among Females in Klang Valley, Malaysia", Research Square(February 26th, 2024).
6. Mónica Vázquez-Calatayud (2023), "Nursing capacity building in health coaching with hospitalised chronic heart failure patients: a quasi-experimental study", Contemp Nurse. 59(6):443-461.
7. Pueyo-Garrigues và các cộng sự. (2022), "NURSES’ knowledge, skills and personal attributes for providing competent health education practice, and its influencing factors: A cross-sectional study", Nurse Education in Practice 58 (2022) 103277.
8. Virpi Kemppainen and al (2012), "Nurses’ roles in health promotion practice: integrative review", Health Promotion International, Vol 28.
9. Safoura et al. Dorri (2019), "Effect of role-playing on learning outcome of nursing students based on the Kirkpatrick evaluation model", Journal of education and health promotion 8 197. 24 Oct. 2019.
10.WHO (2021), Health education, access 18/11/2019, web https://www.who.int/topics/health_education/en/
Tin liên quan
-
Cô là tác giả của nhiều bài báo khoa học quốc tế trên các tạp chí y khoa...
-
Việt Nam và Nga hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine
Công ty Vắc xin Việt Nam VNVC và Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga RDIF ký kết... -
GS.TSKH Lê Đình Phái nghiên cứu dưỡng sinh phân tử, bảo vệ sự sống từ tế bào
GS.TSKH Lê Đình Phái nghiên cứu và đề xuất một phương pháp dưỡng sinh hoàn toàn mới: dưỡng...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43