Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2039, tăng lên 2,5 triệu năm 2059
Hiện dự thảo luật này đang được lấy ý kiến nhân dân tại Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Dự thảo Luật Dân số gồm có 6 chương, 35 điều, được bố cục như sau:
Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6); quy định phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, nguyên tắc thực hiện, chính sách của Nhà nước, ngày dân số Việt Nam, các hành vi bị nghiêm cấm.
Chương II. Quy mô, cơ cấu, phân bố dân số (từ Điều 7 đến Điều 14); quy định các biện pháp điều chỉnh mức sinh, kế hoạch hóa gia đình, quyền và nghĩa vụ của cá nhân, các biện pháp duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, phân bố dân số hợp lý giữa nông thôn – đô thị.

Chương III. Nâng cao chất lượng dân số (từ Điều 15 đến Điều 19); quy định về tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; xây dựng gia đình văn minh, phát triển mạng lưới chăm sóc và nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi.
Chương IV. Các biện pháp thực hiện công tác dân số (từ Điều 20 đến Điều 30); gồm 3 mục: tuyên truyền vận động, nguồn lực – tài chính – hợp tác quốc tế, và lồng ghép yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Chương V. Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân về công tác dân số (từ Điều 31 đến Điều 34); xác định nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân.
Chương VI. Điều khoản thi hành (Điều 35); quy định hiệu lực thi hành, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Nhiều quy định liên quan đến công tác dân số chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất
Theo Tờ trình về dự thảo Luật, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2006 đến năm 2021, nước ta đã đạt và duy trì mức sinh thay thế; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp; quy mô dân số năm 2024 đạt hơn 101 triệu người.
Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội; phân bố dân số đã hợp lý hơn; chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta không ngừng tăng lên; tuổi thọ bình quân người Việt Nam ngày càng được nâng cao. Kết quả này là tiền đề quan trọng để chuyển chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Qua rà soát các văn bản pháp luật có liên quan, Bộ Y tế nhận thấy, nhiều quy định có liên quan đến công tác dân số chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, cụ thể:
Thứ nhất, một số nội dung tại Pháp lệnh Dân số không còn phù hợp với Hiến pháp, như: quy định hạn chế về quyền quyết định số con (Điều 10).
Thứ hai, một số nội dung tại Pháp lệnh Dân số không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hoặc đã được các văn bản Luật quy định, như: quy định về việc hạn chế tập trung đông dân cư vào một số đô thị lớn (Điều 18 Pháp lệnh).
Thứ ba, một số quy định của pháp luật về dân số không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác dân số trong tình hình mới, như: quy định hạn chế số con (mỗi cặp vợ chồng sinh một hoặc hai con); chưa có những ưu đãi đủ mạnh (nhà ở, y tế, giáo dục, thuế, thời gian lao động, nghỉ sinh và nuôi con nhỏ...); mức xử phạt lại thấp, chưa tương xứng.
Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới 15-49 tuổi vào năm 2039 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059
Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm thấp dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022), 1,96 con/phụ nữ (2023) và 1,91 con/phụ nữ (2024) - thấp nhất trong lịch sử và được dự báo là sẽ tiếp tục xuống thấp trong các năm tiếp theo (nếu mức sinh tiếp tục giảm, đến năm 2039 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng, năm 2042 quy mô dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh và sau năm 2054 dân số sẽ bắt đầu tăng trưởng âm.
Mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành thách thức: Năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái sinh ra sống - vượt ngưỡng cân bằng tự nhiên (103-107); năm 2015 là 112,8, năm 2024 là 111,4. Như vậy, tỷ số giới tính khi sinh luôn ở mức cao.
Dự báo, nếu tỷ số giới tính khi sinh vẫn giữ nguyên như hiện nay, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới 15-49 tuổi vào năm 2039 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059.
Điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ phá vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, không có khả năng kết hôn, gia tăng tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em gái, mại dâm, bạo hành giới, tội phạm xuyên quốc gia... Chưa có giải pháp đồng bộ thích ứng với già hóa dân số, dân số già; dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế. Chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu.
Bộ Y tế cho biết, từ năm 2016 đến nay nguồn lực đầu tư cho dân số và phát triển còn thấp chưa tương xứng với nhu cầu. Giai đoạn 2011-2015 là khoảng 740 tỷ/năm, giai đoạn 2016-2020 chỉ còn dưới 360 tỷ/năm.
Năm 2021 đến nay, sau kết thúc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, giai đoạn 2021-2023, mặc dù nhu cầu thực tế trung bình lên đến 800 tỷ đồng/năm, nhưng địa phương chỉ bố trí được khoảng 95 tỷ đồng/năm và Trung ương chỉ bảo đảm được khoảng 25 tỷ đồng/năm (chỉ đáp ứng 15% nhu cầu).
Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển
Bộ Y tế cho biết, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật Dân số thể chế hóa Nghị quyết 21-NQ/TW tập trung chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển với các nội dung cụ thể như sau:
Về quy mô dân số: Quy định các biện pháp duy trì mức sinh thay thế; quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, trong đó cho phép cặp vợ chồng, cá nhân quyết định thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.
Tiếp tục kế thừa các quy định của Pháp lệnh Dân số năm 2003 về quy mô dân số còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội: Quy định về điều chỉnh quy mô dân số; kế hoạch hóa gia đình; tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Về cơ cấu dân số: Quy định các biện pháp giảm thiểu việc lựa chọn giới tính thai nhi bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên; tận dụng hiệu quả lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số, dân số già.

Về nâng cao chất lượng dân số: Quy định các biện pháp về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Về các biện pháp thực hiện công tác dân số: Quy định các biện pháp về tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục; các biện pháp về nhân lực, tài chính, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; các biện pháp về lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục kế thừa các quy định của Pháp lệnh Dân số năm 2003 về phân bố dân số.
Về quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân về công tác dân số: Quy định các nội dung quản lý nhà nước về công tác dân số; trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dân số của Chính phủ, Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan; trách nhiệm của gia đình, cá nhân về công tác dân số.
Bộ Y tế cũng cho biết, ngoài các nội dung được điều chỉnh tại dự thảo Luật Dân số, vấn đề dân số nhằm thể chế hóa Nghị quyết 21-NQ/TW hiện đang được điều chỉnh bởi các luật có liên quan (Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Thanh niên, Luật Khám bệnh, chữa bệnh…).
Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh, trong đó có chính sách về bảo đảm dinh dưỡng trong phòng bệnh, trong đó đã đề xuất các giải pháp bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo vòng đời, theo đối tượng góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam.
Do vậy, để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, dự thảo Luật Dân số sẽ không điều chỉnh lại các nội dung đã được quy định tại các luật trên.
Dự thảo Luật Dân số áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức trong nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến công tác dân số tại Việt Nam...
Tin liên quan
-
Số liệu mới nhất cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2024 đạt...
-
Chi tiết tỷ số giới tính khi sinh ở các tỉnh, thành nước ta và nỗ lực đưa về mức cân bằng tự nhiên
Số liệu công bố mới nhất cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính chủ yếu diễn... -
Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bắc Ninh cao nhất nước
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tại Bắc Ninh ở mức cao nhất nước, đạt...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43