Chi tiết tỷ số giới tính khi sinh ở các tỉnh, thành nước ta và nỗ lực đưa về mức cân bằng tự nhiên
Tỷ số giới tính khi sinh (Sex Ratio at Birth - SRB) là chỉ tiêu nhân khẩu học phản ánh sự cân bằng giới tính trẻ em trai và trẻ em gái khi được sinh ra. Tỷ số này thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. SRB cao hơn 106 bé trai/100 bé gái cho thấy tỷ số giới tính khi sinh có sự khác biệt với mức sinh học bình thường và phản ánh những can thiệp có chủ ý trên khía cạnh về giới.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu. Trên thực tế, vấn đề về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu và được phát hiện qua các cuộc điều tra biến động dân số hằng năm, kể từ năm 2007 đến nay.
Báo cáo Quốc gia về đăng ký và Thống kê Hộ tịch giai đoạn 2021– 2024 vừa được công bố cho thấy, theo hồ sơ đăng ký khai sinh, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam từ năm 2021 đến nay đều cao hơn mức cân bằng trung bình khá nhiều; hơn nữa, tỷ số này trong 2 năm gần đây vẫn có xu hướng tăng.
Năm 2021, SRB của Việt Nam là 109,5 bé trai/100 bé gái. Con số này đến năm 2023 là 109,7 bé trai/100 bé gái và đến năm 2024 thì tiếp tục tăng và đạt mức 110,7 bé trai/100 bé gái.
Tình trạng mất cân bằng giới tính chủ yếu diễn ra ở các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra), đặc biệt là các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Giai đoạn 2021 - 2024, vùng Đồng bằng sông Hồng có 10 trên 11 tỉnh có SRB lớn hơn 110 (bé trai/100 bé gái); một số tỉnh có SRB cao nhất của cả nước là Bắc Ninh (119,6), Vĩnh Phúc (118,5), Hà Nội (118,1), Hưng Yên (116,7).
+ Một số tỉnh khác thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng có tỷ số này khá cao, hầu hết đều trên 109 (bé trai/100 bé gái), điển hình trong số đó là: Bắc Giang (116,3), Sơn La (115,0), Lạng Sơn (114,5), Phú Thọ (113,6).
Ở các tỉnh khu vực phía Nam (từ Thừa Thiên Huế trở vào) tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh gần như không đáng kể. SRB ở các tỉnh khu vực này ở mức bằng hoặc chỉ cao hơn mức cân bằng một chút (tương ứng khoảng từ 105 đến 108 bé trai/100 bé gái).
Tỷ số giới tính khi sinh theo tỉnh/thành phố giai đoạn 2021 - 2024.
Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho rằng, một trong những giải pháp để cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là nghiên cứu thực hiện các chính sách tập trung nhiều hơn ở khu vực phía Bắc, thay vì đầu tư diện rộng trên khắp cả nước.
Nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện nội dung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số và có tờ trình gửi Chính phủ về việc đề nghị xây dựng Luật Dân số.
Dự án Luật Dân số dự kiến được Chính phủ xem xét tại kỳ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật vào năm 2025. Nếu được Chính phủ thông qua, dự kiến dự án luật được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 năm 2025 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025.
Dự thảo Luật Dân số tập trung vào các nội dung chính như sau:
Thứ nhất, duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng để đảm bảo quy mô dân số hợp lý và thích ứng với quá trình già hóa dân số.
Trong đó, dự kiến quy định "cho phép cặp vợ chồng, cá nhân quyết định thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh".
Thứ hai, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên nhằm giảm thiểu những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với kinh tế, xã hội.
Thứ ba, nâng cao chất lượng dân số về thể chất ngay từ giai đoạn đầu đời thông qua tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, tầm soát trước sinh và sơ sinh để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước.
Bộ Y tế xây dựng các giải pháp khống chế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên.
Về chính sách giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, theo Bộ Y tế, mục tiêu của chính sách là: Xây dựng các giải pháp khống chế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần khắc phục những hệ lụy về xã hội và nhân khẩu học do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra, thúc đẩy bình đẳng giới.
Nội dung chính sách cụ thể:
- Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi;
- Quy định các biện pháp can thiệp vào nguyên nhân gốc rễ là sự ưa thích sinh con trai, quan niệm về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường;
- Hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái;
- Sửa đổi, tăng các chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Bộ Y tế đánh giá, chính sách về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên sẽ tạo cơ sở pháp lý ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên...
Tin mới
-
Bé gái 5,5 tháng tuổi tại Bắc Ninh vào viện trong tình trạng suy hô hấp, suy tim...28/04/2025 18:25
-
11 công ty sữa bột giả không đăng ký chất lượng sản phẩm tại Ninh Thuận
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Ninh Thuận cho biết, 11 công ty sữa giả sữa...28/04/2025 18:14 -
TPHCM bố trí lực lượng y tế 3 lớp sẵn sàng ứng trực lễ kỷ niệm 30/4
20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện và...28/04/2025 18:01 -
Tại sao trà xanh lại tốt cho da dầu?
Trong lĩnh vực chăm sóc da, trà xanh từ lâu đã được dùng như một nguyên liệu tự...28/04/2025 18:35 -
Chi tiết tỷ số giới tính khi sinh ở các tỉnh, thành nước ta và nỗ lực đưa về mức cân bằng tự nhiên
Số liệu công bố mới nhất cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính chủ yếu diễn...28/04/2025 11:34 -
Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm
Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để...28/04/2025 11:31 -
Hàng loạt vụ thực phẩm giả, kém chất lượng bị phát hiện: Bộ Y tế nêu 4 nguyên tắc đảm bảo nguyên liệu cho bếp ăn tập thể
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho hay, con đường tiêu thụ, phân phối các...28/04/2025 08:53 -
Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố không để ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián...28/04/2025 08:48 -
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai...27/04/2025 18:11 -
Bắc Ninh: Phát hiện hơn 200.000 sản phẩm ‘thực phẩm bảo vệ sức khỏe’ không hóa đơn
Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp người Trung Quốc không xuất trình được hóa đơn chứng...27/04/2025 18:29 -
Gù vẹo cột sống ở trẻ, không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Trẻ bị cong vẹo cột sống nếu không chữa trị kịp thời đặc biệt với bệnh cong vẹo...27/04/2025 13:35 -
Bộ Y tế yêu cầu đường dây nóng của các cơ sở khám sức khỏe người lái xe đảm bảo hoạt động 24/24
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát...27/04/2025 13:56 -
Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Gánh nặng tài chính là cản trở lớn với nhiều gia đình hiếm muộn trên hành trình đi...27/04/2025 08:46 -
Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Hầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn...27/04/2025 08:42