Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đang ở mức nào?
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Việt Nam công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên, khẳng định cam kết xây dựng hệ thống quản trị dựa trên dữ liệu.
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm, khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024. Báo cáo mang tính cột mốc này do Cục Thống kê xây dựng trên cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, với sự hỗ trợ hiệu quả của Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế công cộng toàn cầu, trong khuôn khổ "Sáng kiến dữ liệu cho sức khỏe" của Quỹ Bloomberg Philanthropies, đưa ra bức tranh về tình hình đăng ký khai sinh, khai tử và kết hôn trên toàn quốc, cũng như một số vấn đề dân số khác, trên cơ sở đó kêu gọi hành động để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
"Thống kê không chỉ là những con số, đó thực sự là những con số biết nói. Ẩn sau những con số đó là câu chuyện về cuộc sống và con người" ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu. "Khi được thu thập chính xác, dữ liệu giúp chúng ta hiểu được chính sách nào đang phát huy hiệu quả, ai còn đang bị bỏ sót, và chúng ta cần làm gì để xây dựng một hệ thống dữ liệu bao trùm hơn cho tất cả mọi người. UNFPA sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng mỗi người đều được ghi nhận và mọi cuộc sống đều quan trọng".
Việt Nam công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên.
Báo cáo cho thấy nhiều tín hiệu tích cực: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong đăng ký khai sinh, trong đó tỷ lệ khai sinh đúng hạn (trong vòng 60 ngày tính từ lúc sinh ra) tăng đều qua từng năm và đạt 84,9% vào năm 2024. Tuy nhiên, tình trạng đăng ký khai sinh muộn vẫn còn phổ biến ở một số nhóm dân tộc thiểu số, lên tới 56%.
Tương tự như khai sinh, số trường hợp đăng ký khai tử đúng hạn (trong vòng 15 ngày sau khi mất) chiếm tỷ trọng cao đạt 69,3% vào năm 2024, tuy nhiên tình trạng khai tử muộn vẫn phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, có dân tộc lên tới gần 80%.
Phát hiện quan trọng về xu hướng sinh, tử và kết hôn
Báo cáo cũng đưa ra các phát hiện quan trọng về xu hướng sinh, tử và kết hôn. Tổng tỷ suất sinh đang giảm và thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Trong khi đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm vượt xa mức cân bằng là 104–106 bé trai/100 bé gái. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các tỉnh khu vực phía Bắc mà điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang.
Số liệu cho thấy, theo hồ sơ đăng ký khai sinh, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam từ năm 2021 đến nay đều cao hơn mức cân bằng trung bình khá nhiều; hơn nữa, tỷ số này trong 2 năm gần đây vẫn có xu hướng tăng.
Năm 2021, SRB của Việt Nam là 109,5 bé trai/100 bé gái. Con số này đến năm 2023 là 109,7 bé trai/100 bé gái và đến năm 2024 thì tiếp tục tăng và đạt mức 110,7 bé trai/100 bé gái.
Tuổi trung bình khi sinh con của phụ nữ đang có xu hướng tăng dần. Có sự khác biệt lớn về tuổi trung bình khi sinh con của người mẹ chia theo dân tộc của mẹ. Phụ nữ dân tộc Hoa và dân tộc Kinh có tuổi trung bình khi sinh con cao nhất, lần lượt là 29,9 tuổi và 29,4 tuổi, cao hơn từ 6 đến 7 tuổi so với phụ nữ ở nhiều dân tộc khác như La Ha (23,2 tuổi), Cơ Lao (23,3 tuổi), La Hủ (23,7 tuổi), Hrê (23,8 tuổi), Xinh Mun (23,9 tuổi).
Về tử vong, tuổi chết trung bình của dân số Việt Nam giai đoạn 2021 - 2024 là 69,5 tuổi và có sự chênh lệch lớn về giới: tuổi chết trung bình ở nam giới là 64,6 tuổi và nữ giới là 75,6 tuổi. Phần lớn các ca tử vong năm 2024 là do bệnh tật hoặc tuổi già (chiếm 95,2% tổng số ca tử vong được ghi nhận). Đặc biệt, trên 3/4 số ca tử vong do tai nạn giao thông và tự tử là nam giới.
Dữ liệu chính xác và kịp thời chính là nền tảng của một hệ thống y tế vững mạnh và chính sách hiệu quả
Phát biểu về các số liệu quan trọng này, bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Thống kê nhấn mạnh: "Lần đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hộ tịch hoàn chỉnh và cập nhật để thực hiện phân tích thống kê sinh, tử và kết hôn trên phạm vi cả nước. Đây là một dấu mốc rất quan trọng. Kết quả cũng cho thấy vẫn còn sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc và vùng miền trong công tác đăng ký hộ tịch. Tuy vậy, các kết quả phân tích cũng đồng thời khẳng định rằng đầu tư của chính phủ vào chuyển đổi số trong hệ thống đăng ký hộ tịch đang mang lại hiệu quả. Trong thời gian tới, nâng cao tính kịp thời và độ chính xác của dữ liệu sẽ là yếu tố then chốt để mọi người đều được phản ánh trong hệ thống dữ liệu, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau".
"Với báo cáo này, Việt Nam đã nêu một tấm gương sáng trong khu vực về cách phân tích và sử dụng dữ liệu hộ tịch để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu" bà Gurpreet Kaur Rai, Cố vấn kỹ thuật khu vực thuộc Chương trình Tác động dữ liệu của tổ chức Y tế công cộng, chia sẻ: "Dữ liệu chính xác và kịp thời chính là nền tảng của một hệ thống y tế vững mạnh và chính sách hiệu quả. Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng tiến trình quan trọng này và chứng kiến những cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo Việt Nam đối với chương trình nghị sự ý nghĩa này".
Trong thời gian tới, báo cáo khuyến nghị tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ cho hệ thống đăng ký hộ tịch điện tử quốc gia, tăng cường tập huấn cho cán bộ đăng ký cơ sở và đẩy mạnh tiếp cận tới các nhóm yếu thế. Việc tích hợp sâu hơn với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số, y tế và giáo dục cũng là điều cần thiết để phát huy tối đa lợi ích của dữ liệu hộ tịch.
Khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và chuẩn bị cho những thay đổi dân số trong tương lai, hệ thống đăng ký hộ tịch và thống kê dân số sẽ tiếp tục đóng vai trò nền tảng cho một nền quản trị hiệu quả, đảm bảo quyền con người và phát triển toàn diện.
Tin mới
-
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) sẽ diễn...26/04/2025 17:33
-
Mỗi phút, vaccine giúp cứu sống 6 sinh mạng trên toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 25 căn bệnh có thể phòng ngừa bằng...26/04/2025 17:30 -
Quy định đăng bài trên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam
QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM26/04/2025 15:43 -
Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện dậy thì sớm?
Theo ThS.BSCKI Nguyễn Thị Thư Hương (khoa Nội tiết, Bệnh viện FV), trẻ dậy thì sớm cần được...26/04/2025 14:01 -
Nhận định đúng về vô sinh ở nam giới hiện nay
Cùng với những áp lực cuộc sống, môi trường ngày càng ô nhiễm, tình trạng vô sinh, hiếm...26/04/2025 14:44 -
Xây dựng văn hóa bệnh viện: nền tảng vững chắc cho môi trường y tế chất lượng - chuyên nghiệp - thân thiện - hiệu quả
Từ ngày 24/4 đến 25/4/2025, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng...26/04/2025 14:02 -
Cô gái ở Nam Định có khối u đến 6 cm dù không triệu chứng
Khối u có đường kính lên tới 6 cm, nằm ở vùng thân và đuôi tụy. Bệnh nhân...26/04/2025 14:50 -
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay khi xuất hiện, đồng thời hướng dẫn...26/04/2025 14:42 -
Suýt mất mạng sau khi uống thuốc tiểu đường chứa chất cấm
Cụ bà 70 tuổi bị tiểu đường, tự mua thuốc dạng viên trên mạng về uống, dẫn đến...26/04/2025 14:33 -
Loạn bán 'trà hạ huyết áp' trên mạng
Hoàng 41 tuổi, mua combo "trà hạ huyết áp" theo quảng cáo trên TikTok, uống được hai tuần...26/04/2025 14:24 -
Tập luyện buổi sáng hay buổi tối giúp giảm cân hiệu quả hơn?
Tập luyện buổi sáng hay buổi tối đều mang đến những lợi ích riêng, từ việc đốt mỡ...26/04/2025 08:09 -
7 món ăn vặt lành mạnh giúp kiểm soát cơn đói giữa buổi chiều
Giữa buổi chiều là thời điểm năng lượng giảm sút và cơn đói lên tiếng, khiến nhiều người...26/04/2025 08:04 -
Phục hồi gan đúng cách với 4 bí quyết đơn giản tại nhà
Chỉ với vài thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày là có thể giúp phục hồi gan...25/04/2025 16:26 -
Báo động đỏ cứu bé gái có nguy cơ chết não do tai nạn
Bệnh nhi 11 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn, nguy...25/04/2025 16:17