Suýt bị cắt cụt chân do tắc động mạch chủ chậu nặng
Trước đó, vào đầu tháng 6 vừa qua, ông V.V.T. (68 tuổi, trú TPHCM) phải nhập Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức thăm khám vì cả năm nay đau chân nặng, dù chỉ đi lại dưới 20m.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân đau chân cách hồi, mạch đùi 2 bên không bắt được. Khai thác bệnh sử cho thấy, ông T. phải điều trị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tăng cholesterol máu nhiều năm qua.

Ông T. được chỉ định chụp CTA mạch máu với kết quả ghi nhận tắc động mạch chủ bụng - chậu 2 bên đoạn dài.
"Việc tắc động mạch gây ra tình trạng thiếu máu nuôi chi mạn tính, lượng máu không đủ cung cấp cho việc bệnh nhân đi lại nên gây ra triệu chứng đau khi đi lại", BS.CKII Phạm Đình Hưng - Phó trưởng khoa Ngoại Tiết niệu - Lồng ngực Bệnh viện ĐKKV Thủ Đức thông tin thêm về nguyên nhân.
Cũng theo bác sĩ Hưng, tình trạng của bệnh nhân tắc động mạch chủ - chậu nặng nếu không can thiệp sẽ gây thiếu máu nuôi chân tăng dần. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nội khoa nặng, tuổi đã cao không thể phẫu thuật lớn, nên các bác sĩ quyết định phẫu thuật bắc cầu động mạch nách – đùi bên phải và động mạch đùi – đùi 2 bên dùng ống ghép nhân tạo.
Qua các vết mổ nhỏ khoảng 5 - 10cm ở nách, hông và đùi 2 bên, các bác sĩ đã đưa ống ghép đi luồn dưới da, nối thông động mạch nách và đùi. Việc bắc cầu ngoài giải phẫu giúp đưa thêm máu xuống 2 chân, làm giảm tình trạng thiếu máu, cải thiện khả năng sinh hoạt đi lại của bệnh nhân.
Sau mổ 24 giờ, ông T. đã có thể ngồi dậy sinh hoạt, ăn uống, mạch mu chân 2 bên bắt rõ, chân ấm, đau vết mổ ít. Hậu phẫu ngày thứ 3, bệnh nhân có thể đi lại không còn đau bắp chân.
"Sau mổ bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thăm khám, theo dõi định kỳ, uống thuốc mỗi ngày, bỏ thuốc lá, để tránh tình trạng tắc ống ghép hoặc tắc các mạch máu khác", bác sĩ Hưng cho biết thêm.

Theo chuyên gia Ngoại Tiết niệu- Lồng ngực, tắc động mạch chủ chậu thường gặp ở các bệnh nhân hút thuốc lá nhiều năm, đái tháo đường, tăng huyết áp không điều trị tốt... Tình trạng này gây nên các mảng xơ vữa và huyết khối trong lòng động mạch chủ, làm hẹp và tắc động mạch, gây thiếu máu nuôi cho các cơ quan.
"Bệnh nhân nên tuân thủ điều trị các bệnh lý nội khoa, bỏ hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên. Nếu có các triệu chứng đau chân khi đi lại nên đi thăm khám sớm để kịp thời phát hiện. Bệnh giai đoạn sớm thì có thể điều trị nội khoa, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu", BS.CKII Phạm Đình Hưng khuyến cáo.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bé trai 13 tuổi đột ngột hôn mê, suy hô hấp,...
-
Đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch ngoại vi sau khi đặt kim luồn tĩnh mạch và một số yếu tố nguy cơ trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Bài nghiên cứu "Đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch ngoại vi sau khi đặt kim luồn tĩnh... -
Kiến thức về bệnh mạch vành của người bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và một số yếu tố liên quan năm 2024
Bài nghiên cứu Kiến thức về bệnh mạch vành của người bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đa...
Tin mới
-
Chủ tịch Bệnh viện TNH muốn bán 5 triệu cổ phiếu
Theo Báo VnExpress, ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch Bệnh viện TNH, đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu...15/07/2025 14:23 -
3 mẹo tập luyện hiệu quả giúp đôi chân thon gọn
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sở hữu đôi chân thon gọn và săn chắc là mơ...15/07/2025 13:58 -
Cảnh báo “Dầu phong thấp Trường Thọ” là thuốc giả, không được phép lưu hành
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Sở Y tế Nghệ An vừa phát đi thông báo cảnh...15/07/2025 13:59 -
Bộ Y tế nói gì về kiến nghị mở rộng danh mục thuốc BHYT?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa...15/07/2025 13:17 -
Hội nghị nâng cao công tác chỉ đạo tuyến, Đề án 1816 và hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng năm 2025
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, phát biểu khai mạc hội nghị, BS.CKII. Nguyễn Tuấn Đại -...15/07/2025 13:14 -
Vụ khách hàng nguy kịch sau trị liệu thẩm mỹ ở MELIZA spa: Cơ sở đã ngừng hoạt động hơn 1 năm
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, theo chia sẻ người nhà chủ cơ sở thẩm mỹ trị...15/07/2025 10:17 -
Bệnh viện Đa khoa Bình Dương nói gì khi bị cho là chậm bàn giao thi thể cho người nhà?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 14/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã phát...15/07/2025 10:14 -
Ăn bao nhiêu quả óc chó mỗi ngày giúp da đẹp, tóc khỏe?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, quả óc chó là thực phẩm bổ dưỡng, giúp cho làn...15/07/2025 08:43 -
Gia tăng ca mắc liên cầu lợn, Huế đưa ra các phương án ‘cần làm ngay’
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trước tình trạng tăng ca mắc liên cầu lợn, cơ quan...15/07/2025 08:24 -
Tiêm vaccine HPV – Lá chắn vàng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây tử vong...14/07/2025 14:44 -
Cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ quay lại
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) đang bùng phát mạnh tại...14/07/2025 14:42 -
6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn...14/07/2025 13:07 -
Cảnh báo tác hại khi lạm dụng keratin phục hồi, làm đẹp tóc
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mặc dù keratin được biết đến với khả năng phục hồi,...14/07/2025 13:06 -
Phòng bệnh sởi lây trái mùa
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sởi thường xuất hiện vào mùa đông xuân, nhưng nay bệnh...14/07/2025 09:06