Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sức khoẻ của nhân dân
Tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng
Liên quan đến việc sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam, trong thông tin về lĩnh vực quản lý của ngành y tế gửi Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, Bộ Y tế cho hay, tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, gây ra những lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng.
Từ năm 2009 đến 2023, lượng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng gấp 4 lần, với tổng lượng tiêu thụ tăng từ 3,44 tỷ lít năm 2013 lên 6,67 tỷ lít năm 2023, gần gấp đôi trong vòng một thập kỷ.
Tính theo bình quân đầu người, mức tiêu thụ đã tăng 350%, từ 18,5 lít/người/năm lên 66,5 lít/người/năm, tương đương khoảng 1,3 lít mỗi người mỗi tuần.
Bộ Y tế cho hay, trong năm 2023, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 66 lít đồ uống có đường, tương ứng với 18g đường mỗi ngày từ các loại đồ uống này (giả định mỗi lít uống có đường chứa 100g đường). Lượng đường này chiếm tới 36% mức khuyến nghị tối đa của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho người trưởng thành (dưới 50g đường/người/ngày), cho thấy nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe do tiêu thụ đường vượt mức.
Bộ Y tế cho hay, tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, gây ra những lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng.
Thực trạng tiêu thụ uống có đường ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng đặc biệt đáng báo động. Theo Điều tra Toàn cầu về Sức khỏe học sinh Việt Nam năm 2019, khảo sát trên 7.796 học sinh từ 13–17 tuổi tại 20 tỉnh, thành phố, 33,96% học sinh uống nước ngọt có gas ít nhất một lần mỗi ngày. Tại các hộ gia đình, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường tăng từ 56,2% năm 2010 lên gần 70% vào năm 2016, cho thấy xu hướng tiêu thụ ngày càng phổ biến.
"Dự báo của Euromonitor cho thấy, nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, tiêu thụ uống có đường tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trung bình 6,4% mỗi năm từ 2023 đến 2028, tương đương mức tăng tổng cộng 36,6% trong 5 năm tới, làm gia tăng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì và đái tháo đường"- Bộ Y tế nhấn mạnh.
Thức uống 'tưởng vô hại' nhưng lại hại quá nhiều
Bộ Y tế cho hay, sử dụng đồ uống có đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng béo phì và từ đó gây ra các bệnh tim mạch, tiểu đường nên áp dụng các giải pháp hạn chế sử dụng đồ uống có đường là giải pháp khả thi và khoa học để kiểm soát, đẩy lùi các tình trạng bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường, thừa cân, béo phì.
Để hạn chế tiêu dùng và sử dụng đồ uống có đường, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng các quốc gia cần áp dụng đồng bộ các biện pháp: áp thuế đối với đồ uống có đường, truyền thông trên diện rộng về tác hại của tiêu dùng thường xuyên đồ uống có đường, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường, chính sách bữa ăn học đường, nhãn dinh dưỡng mặt trước, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đặc biệt là với trẻ em… trong đó thuế là biện pháp có hiệu quả cao và chi phí thấp.
Dựa trên các bằng chứng khoa học, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo để giảm tiêu thụ đường từ đồ uống có đường ở mức đủ mạnh để phòng ngừa bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe có liên quan thì mức thuế đối với đồ uống có đường cần phải đảm bảo tăng giá bán lẻ lên ít nhất là 20%.
Bộ Y tế dẫn thông tin, tại Việt Nam, nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng đã chỉ ra nếu áp thuế để tăng giá bán lẻ đồ uống có đường lên 20% theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ thừa cân, béo phì có thể giảm lần lượt 2,1% và 1,5%, phòng tránh được 80.000 ca đái tháo đường, tiết kiệm cho hệ thống y tế gần 800 tỷ đồng.
Tác hại của đồ uống có đường với sức khoẻ.
'Không hành động hôm nay, ngày mai sẽ phải trả giá bằng sinh mệnh, chi phí y tế và năng suất lao động'
Cũng liên quan đến vấn đề, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, thay mặt cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay: Tổ chức Y tế Thế giới đã có báo cáo rất chi tiết, cụ thể đối với các quốc gia trong đó có khuyến cáo đối với Việt Nam rằng chúng ta đang là một trong những quốc gia tiêu thụ nước đường ngày càng lớn và dẫn đến nguy cơ béo phì.
"Theo thống kê hiện nay lượng đường mà chúng ta tiêu thụ phần lớn đến từ nước giải khát có đường, đây chính nguyên nhân dẫn đến béo phì và thừa cân. Chính vì thế, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị tất cả các nước, trong đó có Việt Nam phải áp dụng tối thiểu thuế tiêu thụ đặc biệt là 20%.
Từ thực tiễn thế giới như thế và thực trạng của Việt Nam như thế, cá nhân tôi nghĩ rằng đáng nhẽ phải đánh thuế sớm hơn, đến giờ phút này chúng ta cũng đã muộn rồi, không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi chúng ta mới bàn"- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu quan điểm.
Còn Đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn Gia Lai) khẳng định phương án áp dụng mức thuế suất 8 đến 10% từ năm 2027–2028 là quá chậm, quá thấp và chưa phù hợp với quan điểm, mục tiêu của dự thảo Luật. Việc lùi thời điểm áp dụng hay giữ mức thuế quá nhẹ không phản ánh đúng tinh thần Kết luận của Tổng Bí thư trong Thông báo số 176 của Văn phòng Trung ương Đảng, nơi nhấn mạnh: Đặt công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí chiến lược trong mọi chính sách phát triển.
Đại biểu Lê Hoàng Anh cũng viện dẫn nhiều quốc gia như Thái Lan đã áp thuế từ 2017, Philippines, Malaysia thu hàng tỷ đô la mỗi năm, quan trọng hơn là giúp giảm tỷ lệ bệnh tật. Brunei, Timor Leste những quốc gia nhỏ vẫn hành động quyết liệt, trong khi Việt Nam lại đang tìm cách để trở thành quốc gia có mức thuế thấp nhất, ảnh hưởng ít nhất đến giá bán, và giảm ít nhất số người sử dụng.
"Nếu hôm nay chúng ta không hành động, ngày mai chúng ta sẽ phải trả giá bằng sinh mệnh, chi phí y tế và năng suất lao động"- Đại biểu Hoàng Anh nhấn mạnh.
Cũng theo Đại biểu Hoàng Anh, việc áp thuế đủ mạnh còn là sự thực thi cam kết phát triển bền vững mà Việt Nam đã tuyên bố với cộng đồng quốc tế. Do đó, ông kiến nghị giữ nguyên phương án áp thuế 10% từ năm 2026, tiến tới 20% từ năm 2030. Đồng thời bổ sung thêm thuế tuyệt đối tính theo hàm lượng đường như Thái Lan đã triển khai.
Có ít nhất 108 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, 6 nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã áp thuế với mặt hàng này....
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sự hiện diện khắp mọi nơi của các sản phẩm đồ...
-
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Không nên trì hoãn
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04