Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Không nên trì hoãn
Chuyên gia của WHO nêu rõ, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam bị chậm hơn. Áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường (ĐUCĐ) là xu thế chung của thời đại, rất phổ biến trên toàn cầu với khoảng 110 nước áp dụng trong đó có 7 nước thuộc khu vực ASEAN. Điều này minh chứng việc áp thuế với ĐUCĐ là biện pháp khả thi với các nước đã phát triển và đang phát triển như Việt Nam.
Hiện nay là thời điểm rất phù hợp để áp thuế tiêu thụ đặc biệt với ĐUCĐ. Nếu không có hành động can thiệp, xu hướng tiêu thụ ĐUCĐ sẽ còn tiếp tục tăng, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và toàn xã hội.
Quốc hội Việt Nam đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, đây là cơ hội tuyệt vời để áp thuế với ĐUCĐ. Thời điểm bắt đầu áp thuế TTĐB với ĐUCĐ, nước giải khát có đường (NGKCĐ) từ năm 2027 đã là quá muộn và không thể trì hoãn thêm được nữa.
TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam.
"Ở một số quốc gia, chúng tôi thấy ngành công nghiệp muốn chặn hoặc trì hoãn thuế, với các lập luận rằng nó sẽ gây ra tổn thất kinh tế. Nhưng bằng chứng cho thấy điều này không đúng. Trên thực tế, khi áp thuế, người tiêu dùng chuyển sang các loại đồ uống khác ít đường hơn hoặc không đường, có lợi hơn cho sức khỏe hơn. Các nhà sản xuất thông minh sẽ linh hoạt cải tiến sản phẩm của họ để phù hợp với nhu cầu mới" – TS. Angela Pratt nói.
Trong bối cảnh hiện nay, tiêu thụ NGKCĐ ở nước ta đang gia tăng đáng báo động với tổng lượng tiêu thụ/năm đã tăng gấp đôi trong thập kỷ gần đây (2013 – 2023), từ 3,44 tỷ lít lên 6,67 tỷ lít - tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy, WHO kêu gọi các Đại biểu Quốc hội và những nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cần ra quyết định hành động ngay bây giờ. Việc áp thuế TTĐB để điều chỉnh hành vi tiêu dùng càng sớm càng tốt, nhất là với giới trẻ.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi tại phiên thảo luận cũng nêu rõ, việc bổ sung NGKCĐ vào diện chịu thuế TTĐB là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế. Đề xuất áp thuế đối với NGKCĐ là đề xuất bước đầu trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có nhiều đường trong thực phẩm, đồ uống.
Sử dụng đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Ảnh: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Giải pháp có chi phí thấp, hiệu quả cao trong kiểm soát tiêu dùng
Các chuyên gia cho rằng, thuế TTĐB với ĐUCĐ, NGKCĐ là giải pháp có chi phí thấp và hiệu quả cao trong kiểm soát tiêu dùng. Việt Nam không thể chần chừ áp dụng khi cả nước hiện có 26,2% người trưởng thành (khoảng 17 triệu người) sống chung với tăng huyết áp; 4,6 triệu người từ 18-69 tuổi sống chung với bệnh tiểu đường cùng hơn 180.000 ca ung thư mắc mới với hơn 120.000 ca tử vong mỗi năm; 9,4% trẻ em dưới 5 tuổi và 19% trẻ em từ 5 tuổi trở lên bị thừa cân béo phì…
Một số ý kiến nêu rõ, áp mức thuế suất 8% như dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) là rất thấp, chỉ bằng 1/5 so với khuyến nghị của WHO nên không thể điều chỉnh thấp hơn được nữa vì sẽ có ý nghĩa không đáng kể đối với việc kiểm soát, giảm tiêu dùng. Mức thuế suất 8% như dự thảo luật mới chỉ có tác dụng cảnh tỉnh đối với người tiêu dùng đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, ít có tác dụng đối với việc giảm tiêu thụ.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) cho hay, phương án thuế suất đối với NGKCĐ tiêu chuẩn Việt Nam 5 gam/100 ml là 8% và 10% lùi tận đến năm 2027 và năm 2028 là quá chậm và quá thấp.
Theo vị đại biểu này, chính sách phát triển lập luận rằng áp thuế 10% có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng hay cần cân bằng giữa mục tiêu sức khỏe và mục tiêu tăng trưởng chỉ đúng trong điều kiện lý tưởng là khi Việt Nam chúng ta không phải đối mặt với một đại dịch thầm lặng mang tên bệnh không lây nhiễm đang tàn phá từng gia đình...
Việc tiêu ĐUCĐ ngày càng nhiều còn có khả năng gia tăng nguy cơ ung thư, một căn bệnh đã và đang cướp đi sinh mệnh của hàng trăm nghìn người Việt. Trong khi, mức tiêu thụ ĐUCĐ tại Việt Nam đã tăng phi mã từ 1,59 tỷ lít (năm 2009) lên tới 6,67 tỷ lít (năm 2023), tương đương mức tăng 420%. Trung bình mỗi người Việt tiêu thụ hơn 70 lít/năm, gấp đôi mức khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe…
Và đáng lẽ ra, đúng như lời của một ĐBQH nói "phải đánh thuế sớm hơn, đến giờ phút này chúng ta cũng đã muộn rồi, không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi chúng ta mới bàn…".
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã yêu cầu...
-
Từ hôm nay 1/6, ngừng cấp thẻ BHYT giấy, người dân khám chữa bệnh bằng cách nào?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, từ hôm nay (1/6) cơ quan BHXH sẽ dừng cấp thẻ...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04