Chế độ ăn cho bệnh nhân liệt dây thần kinh số 6
Liệt dây thần kinh số 6 là một rối loạn ảnh hưởng đến chuyển động của mắt. Nguyên nhân gây bệnh thường do chấn thương dây thần kinh số 6 hoặc gián đoạn trên đường dẫn truyền thần kinh từ thân não đến mắt.
Liệt dây thần kinh số 6 (hay còn gọi là dây thần kinh vận nhãn ngoài) là tình trạng suy giảm hoặc mất chức năng của dây thần kinh sọ số 6, dây thần kinh này có nhiệm vụ điều khiển cơ thẳng ngoài mắt. Cơ này giúp mắt chuyển động ra phía ngoài. Người bị liệt dây thần kinh số 6 sẽ không đưa mắt ra ngoài được và sẽ bị chứng song thị (nhìn một ra hai) khi bệnh nhân nhìn theo hướng ngang. Có thể nhìn thấy rõ đôi mắt bị lác trong.
Theo BS. Nguyễn Thị Phương - Bệnh viện Mắt Sài Gòn, bất kể ai cũng có nguy cơ có thể bị liệt dây thần kinh số 6, bệnh thường gặp nhất ở người lớn tuổi do nguyên nhân mạch máu: đặc biệt người mắc đái tháo đường và cao huyết áp, sang chấn, nhược cơ, viêm nhiễm, u não. Ở người trẻ và trẻ em thường gặp do nhiễm virus hoặc chấn thương hoặc bẩm sinh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị liệt dây thần kinh số 6
Liệt dây thần kinh số 6 ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ mắt ngoài, gây ra tình trạng song thị (nhìn đôi) và khó khăn trong việc nhìn sang ngang. Liệt dây thần kinh số 6 có thể gây ra căng thẳng và mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những biến chứng.
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp duy trì sức khỏe tổng thể, cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương. Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B12, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi chức năng dây thần kinh.
Khi cải thiện chế độ ăn uống, bệnh nhân sẽ hạn chế được những tác dụng phụ của lác mắt và nhược thị do liệt dây thần kinh số 6, đây là những lợi ích hàng đầu đạt được:
- Giảm nhìn đôi;
- Cải thiện độ rõ nét và sắc nét;
- Tăng sức bền thị giác;
- Cải thiện nhận thức chiều sâu;
- Hồi phục mắt nhanh hơn.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh liệt dây thần kinh số 6
Khi bị liệt dây thần kinh số 6, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.
Chăm sóc người bệnh liệt dây thần kinh số 6 cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều thực phẩm từ rau xanh đậm, các loại thực phẩm có chứa vitamin A, C, E, kẽm, B12… Đặc biệt là nhóm chất làm chậm quá trình lão hóa, chống phá gốc tự do ở mắt như lutein, zeaxanthin, alpha lipoic acid… giúp đôi mắt sáng khỏe.
Dưới đây là những dưỡng chất cần thiết:
Vitamin nhóm B: rất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào thần kinh. Đặc biệt là B1, B6 và B12, giúp duy trì và phục hồi chức năng dây thần kinh.
Nguồn thực phẩm: Thịt nạc, cá, trứng, sữa, rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin C và E: Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương. Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nguồn thực phẩm: Cam, quýt, dâu tây, kiwi, các loại hạt, dầu thực vật.
Kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Nguồn thực phẩm: Hải sản, thịt bò, thịt gà, các loại hạt.
Omega-3: Acid béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và cải thiện chức năng thần kinh.
Nguồn thực phẩm: Cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia.
Zeaxanthin: Zeaxanthin là một carotenoid, một chất chống oxy hóa tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt. Zeaxanthin có thể giúp cải thiện độ tương phản và độ nhạy sáng của mắt, giúp nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Nó cũng giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào võng mạc.
Nguồn thực phẩm: Ngô, ớt chuông đỏ, lòng đỏ trứng, rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn).
Lutein: Lutein là một sắc tố màu vàng cam có trong nhiều loại rau củ quả, đặc biệt là rau xanh đậm. Cùng với zeaxanthin, lutein tập trung nhiều ở võng mạc, đặc biệt là vùng hoàng điểm, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm và sắc nét.
Nguồn thực phẩm: Rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn, cải thìa), lòng đỏ trứng, ngô, ớt chuông, bí đỏ.
3. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bị liệt dây thần kinh số 6
Chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng là chìa khóa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Người bệnh liệt dây thần kinh số 6 nên tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ. Chế độ ăn nên bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc, các loại đậu và chất béo lành mạnh.
Nên tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo, đường, bột tinh chế, natri và cholesterol. Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán dầu mỡ, bánh kẹo công nghiệp và các loại nước ngọt. Mặc dù những thực phẩm này có thể không trực tiếp làm cho tình trạng liệt dây thần kinh số 6 trở nên tồi tệ hơn nhưng chúng ngăn cơ thể hoạt động ở mức tối ưu, điều này có thể làm chậm quá trình chữa lành.
Người bệnh cũng nên uống đủ nước giúp giảm bớt căng thẳng, đào thải độc tố trong cơ thể. Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có gas để tránh làm cho tình trạng suy nhược thêm nghiêm trọng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Các loại thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh.
- Thực phẩm cay nóng: Gây kích ứng và khó chịu.
- Đồ uống có cồn và caffeine: Gây mất nước và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Bảo vệ mắt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi hoặc môi trường làm việc có hóa chất. Đặc biệt đôi với mắt có những dấu hiệu lạ cần phải điều trị ngay để hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến thị lực thậm chí mù lòa gây hệ lụy đến sinh hoạt và sức khỏe.
Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, tinh thần phấn chấn, ổn định tim mạch. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử, vận động mạnh trước giờ đi ngủ bởi chúng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu. Ngoài ra, việc tập luyện vật lý trị liệu cũng rất quan trọng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp tập luyện phù hợp.
Tin liên quan
-
Hệ lụy bệnh tật liên quan đến thuốc lá luôn là một trong những mối quan tâm hàng...
Tin mới
-
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04 -
Đảng uỷ Bộ Y tế yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp y, giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Đảng uỷ Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết về...17/07/2025 08:10 -
Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo chi trả trợ cấp xã hội quý III/2025 đúng quy định,...16/07/2025 14:26 -
Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn,...16/07/2025 14:18 -
Giành sự sống cho bệnh nhân đuối nước
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sau 4 ngày điều trị tích cực, các bác sĩ của...16/07/2025 14:56 -
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu huỷ 2 lô dầu gội đầu trị chấy chứa thuốc diệt côn trùng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản...16/07/2025 14:54 -
Viện Pasteur TP.HCM cùng các đơn vị liên ngành triển khai kiểm tra thực tế công tác phòng dịch và tiêm chủng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15/7/2025, Viện Pasteur TP.HCM phối hợp cùng Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...16/07/2025 11:35