Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
1. Sơ cứu kịp thời sau khi bị rám nắng
Ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu như da đỏ rát, nóng, sưng tấy hoặc căng tức, những biểu hiện điển hình của việc bị cháy nắng, bạn nên thực hiện các bước sơ cứu càng sớm càng tốt:
- Làm mát da tức thì: Dùng khăn mềm ngâm nước lạnh đắp lên vùng da bị rám nắng hoặc rửa mặt bằng nước mát để giảm nhiệt, làm dịu cảm giác rát và hạn chế sưng tấy.
- Bổ sung độ ẩm: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm cấp ẩm có chứa axit hyaluronic, glycerin hoặc lô hội để làm dịu và giữ ẩm cho làn da đang bị mất nước.
- Phục hồi hư tổn: Các sản phẩm có chứa vitamin E, chiết xuất hoa cúc, hoặc panthenol giúp làm dịu da và phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên bị tổn thương do tia UV.
Mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với nhiều nguy cơ do ánh nắng gay gắt.
2. Phục hồi làn da trắng sáng sau rám nắng
Sau giai đoạn sơ cứu, làn da cần được phục hồi sắc tố, giảm thâm sạm và đều màu trở lại. Dưới đây là những phương pháp làm trắng và dưỡng da hiệu quả:
- Dùng tinh chất làm sáng da: Các hoạt chất như arbutin, niacinamide, vitamin C có khả năng ức chế hình thành melanin, nguyên nhân gây sạm da, đồng thời làm mờ vết thâm sau cháy nắng.
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng: 1–2 lần mỗi tuần, sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ để loại bỏ lớp sừng hóa, giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu và hiệu quả hơn.
- Tăng cường dinh dưỡng từ bên trong: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi), vitamin E, kẽm để chống oxy hóa, hỗ trợ làm sáng da từ bên trong.
- Mặt nạ phục hồi da: Sử dụng mặt nạ có thành phần dưỡng trắng hoặc làm dịu như trà xanh, cam thảo, hoa hồng, giúp tăng hiệu quả phục hồi và cấp ẩm sâu.
Lô hội có khả năng cấp ẩm cho da tức thì.
3. Chiến lược chống nắng dài hạn để ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho da
- Phòng hơn chữa: Để tránh tình trạng cháy nắng và sạm da quay trở lại, hãy tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ da mỗi ngày, không chỉ khi ra biển hay trời nắng gắt.
- Luôn thoa kem chống nắng: Dù nắng hay râm, hãy chọn loại kem chống nắng phổ rộng (broad-spectrum) có SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2–3 giờ nếu hoạt động ngoài trời.
- Trang bị vật dụng chống nắng: Mũ rộng vành, kính râm, áo khoác dài tay, ô che nắng… là những "lá chắn" cần thiết để giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Tránh thời điểm nắng gắt: Hạn chế ra ngoài trong khung giờ từ 10h sáng đến 4h chiều, khi chỉ số tia UV đạt mức cao nhất trong ngày.
- Tăng sức đề kháng cho da: Một chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, ăn uống cân bằng, luyện tập nhẹ nhàng, giúp làn da khỏe từ bên trong, sẵn sàng đối phó với tác nhân môi trường.
Tóm lại, rám nắng không phải là điều quá nghiêm trọng nếu được xử lý đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan, tình trạng này có thể để lại tổn thương lâu dài, gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ các bệnh lý về da. Việc chăm sóc và bảo vệ da không chỉ cần thiết vào mùa hè, mà là quá trình lâu dài, đều đặn mỗi ngày. Hãy xem chống nắng là bước nền tảng trong chăm sóc da, làn da khỏe đẹp bắt đầu từ việc bảo vệ đúng cách.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, từ xa xưa, quả nhãn đã là một vị thuốc quen...
Tin mới
-
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04 -
Đảng uỷ Bộ Y tế yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp y, giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Đảng uỷ Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết về...17/07/2025 08:10 -
Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo chi trả trợ cấp xã hội quý III/2025 đúng quy định,...16/07/2025 14:26 -
Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn,...16/07/2025 14:18 -
Giành sự sống cho bệnh nhân đuối nước
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sau 4 ngày điều trị tích cực, các bác sĩ của...16/07/2025 14:56 -
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu huỷ 2 lô dầu gội đầu trị chấy chứa thuốc diệt côn trùng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản...16/07/2025 14:54 -
Viện Pasteur TP.HCM cùng các đơn vị liên ngành triển khai kiểm tra thực tế công tác phòng dịch và tiêm chủng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15/7/2025, Viện Pasteur TP.HCM phối hợp cùng Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...16/07/2025 11:35