8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế
Tiến sĩ Roxana Ehsani - chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại London (Anh), được hội đồng chứng nhận về chế độ ăn kiêng thể thao, người phát ngôn truyền thông, cố vấn và người sáng tạo nội dung cho các thương hiệu thực phẩm và dinh dưỡng cho biết: Nếu bạn không hoạt động nhiều hoặc vượt quá lượng carbohydrate khuyến nghị hàng ngày, bạn có thể đang tiêu thụ quá nhiều carbohydrate.
Chuyên gia Roxana Ehsani gợi ý 8 dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn có thể đang tiêu thụ quá nhiều carbohydrate.
1. Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế làm tăng cảm giác đói và tăng cân
Carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate đơn giản như pizza, khoai tây chiên và đồ ngọt có thể dẫn đến tăng cân. Những loại carbohydrate tinh chế này thường dễ ăn, tiện lợi nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Carbohydrate tinh chế có thể được tiêu hóa nhanh chóng, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm đột ngột. Điều này khiến bạn cảm thấy đói trở lại ngay sau khi ăn, có khả năng khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn và tăng cân. Carbohydrate dư thừa cũng được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng lượng tinh bột hoặc đường bổ sung hàng ngày chỉ 100g có liên quan đến việc tăng cân. Mặt khác, nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng những người tham gia tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả đã giảm cân. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc ưu tiên carbohydrate phức hợp giàu chất xơ để hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh.
Nên ưu tiên carbohydrate phức hợp giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.
2. Lượng đường trong máu cao
Cho dù bạn đang nhâm nhi ly trà ngọt, mở một lon soda hay ăn vài chiếc bánh quy, carbohydrate tinh chế có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Khi tiêu thụ carbohydrate, cơ thể sẽ phân hủy chúng thành glucose, một dạng đường đi vào máu nhanh chóng. Glucose rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ quá nhiều và không đúng loại dễ dẫn đến lượng đường tăng đột biến liên tục.
Tình trạng này kéo dài gây lượng đường trong máu cao, tăng triglyceride và các tình trạng sức khỏe mạn tính như bệnh đái tháo đường type 2. Để duy trì lượng đường trong máu cân bằng, hãy hạn chế đồ ăn có đường và thay vào đó lựa chọn các loại carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt và trái cây.
Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
3. Đầy hơi và táo bón
Ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và đồ ăn nhẹ có đường, có thể lấn át các thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nếu chế độ ăn của bạn nhiều carbohydrate tinh chế, hãy thử thay thế chúng bằng các lựa chọn giàu chất xơ. Ví dụ, thay bánh quy giòn hoặc bánh quy xoắn bằng táo hoặc cần tây. Chất xơ không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi.
4. Mức năng lượng thấp
Nếu khẩu phần ăn của bạn chủ yếu chứa carbohydrate tinh chế, bạn có thể đang bỏ lỡ các chất dinh dưỡng tăng cường năng lượng quan trọng có trong thực phẩm giàu protein.
Trong khi carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng, chế độ ăn quá nhiều carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate đơn giản dẫn đến tình trạng năng lượng giảm đột ngột. Lượng đường trong máu tăng và giảm nhanh có thể khiến bạn cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi.
5. Mụn trứng cá tái phát
Một số nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao (nhiều carbohydrate tinh chế) với các vấn đề về da như mụn trứng cá. Lượng đường nạp vào cao có thể gây viêm và tăng tiết androgen, góp phần gây ra mụn trứng cá.
Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như đồ ăn nhẹ có đường và carbohydrate tinh chế được cho là thủ phạm gây ra mụn tái phát. Những thực phẩm này góp phần gây viêm dẫn đến mụn trứng cá, thậm chí có thể làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế là nguyên nhân chính gây viêm và mụn trứng cá tái phát. Ảnh minh họa.
6. Sâu răng
Nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều đường (carbohydrate tinh chế) là nguyên nhân chính gây sâu răng. Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế lượng đường nạp vào để bảo vệ nụ cười của mình. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ giải thích rằng, khi bạn ăn thực phẩm giàu carbohydrate, vi khuẩn trong miệng sẽ ăn chúng và sản sinh ra acid, làm suy yếu men răng. Điều này có thể dẫn đến tổn thương men răng, gây sâu răng.
7. Tăng nồng độ triglyceride
Chế độ ăn nhiều đường bổ sung và carbohydrate tinh chế có thể làm tăng nồng độ triglyceride, một loại chất béo trong máu. Triglyceride cao có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
8. Trầm cảm
Nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng đường cao và nguy cơ trầm cảm tăng ở người lớn, cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.
Mặc dù trầm cảm cần được điều trị, nhưng việc thay đổi chế độ ăn uống như giảm lượng đường có thể giúp ích. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ăn những thực phẩm nhiều màu sắc, giàu dinh dưỡng như trái cây và rau quả thực sự có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, gạo lứt dù giàu dinh dưỡng, nhưng vẫn có thể gây...
-
7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng...
Tin mới
-
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Tăng cường phát triển các kỹ thuật chuyên sâu
Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ luôn đặt người...20/06/2025 09:28 -
Ngày nào cũng chìm trong men rượu, người đàn ông suýt tử vong
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh nhân T.V.T, 46 tuổi, nghiện rượu lâu năm, vừa được...20/06/2025 08:41 -
Sử dụng phải cồn y tế giả có thể gây tổn thương thần kinh, mù mắt, tử vong
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, thông tin một Phó Chủ tịch UBND thị trấn ở Hà...20/06/2025 08:39 -
Đẩy mạnh ứng dụng AI, xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thông minh, lấy người dân làm trung tâm
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò...19/06/2025 14:14 -
10 loại thực phẩm tệ nhất nên tránh khi bước vào tuổi 45
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một số thực phẩm có thể ăn ở độ tuổi đôi...19/06/2025 14:11 -
Nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh: Đừng quên vi chất dinh dưỡng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ...19/06/2025 13:16 -
Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết,...19/06/2025 10:54 -
Người đàn ông 50 tuổi vỡ tim do ngã từ độ cao 6m hồi sinh kỳ diệu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sau khi bị ngã từ độ cao 6m xuống đất vỡ...19/06/2025 10:33 -
Cấp cứu thành công bé 18 tháng tuổi ở Hải Phòng nuốt pin cúc
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em (Hải Phòng) vừa cấp...19/06/2025 10:31 -
Bộ Y tế khuyến cáo gì về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé ở Ninh Bình?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát...18/06/2025 14:02 -
Phó chủ tịch thị trấn ở Hà Nội sản xuất cồn y tế giả như thế nào?
Theo Báo Dân trí, ông Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, chỉ đạo pha trộn...18/06/2025 14:58 -
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói về quá tải bệnh viện, vụ thuốc giả, kẹo Kera của Hằng Du Mục
Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã khẳng định việc đang triển...18/06/2025 14:45 -
8 mẹo đạp xe hiệu quả trong những ngày nắng nóng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đạp xe đường dài hoặc địa hình phức tạp trong thời...18/06/2025 09:43 -
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng đang quảng cáo vi phạm quy định pháp luật
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ...18/06/2025 08:30