Tác dụng phụ ít biết của gạo lứt
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại lớp cám, mầm và nội nhũ. Không giống như gạo trắng đã bị loại bỏ lớp cám và mầm trong quá trình xay xát kỹ hơn, gạo lứt vẫn giữ nguyên những lớp giàu dinh dưỡng này.
Điều này làm cho gạo lứt có hàm lượng chất xơ, vitamin và hương vị đậm đà hơn so với gạo trắng. Gần đây, gạo lứt được lựa chọn tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên, gạo lứt có thể gây ra các nguy cơ cho sức khỏe và hàm lượng chất xơ cao có thể dẫn đến những tác dụng phụ.
1. Sự hiện diện của acid phytic trong gạo lứt hạn chế sự hấp thụ khoáng chất
Gạo lứt mang lại nhiều lợi ích nhưng ăn quá nhiều hoặc không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tiêu thụ gạo lứt vì nó làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và tốt cho một số bệnh ung thư nhưng gạo lứt chứa hàm lượng acid phytic cao, do đó không phù hợp để tiêu thụ trong thời gian dài.
Acid phytic là một hợp chất chống dinh dưỡng tự nhiên có trong hạt thực vật, đóng vai trò là dạng dự trữ phốt pho chính trong nhiều mô thực vật, đặc biệt là trong hạt và ngũ cốc. Mặc dù, acid phytic có một số đặc tính có lợi, nhưng nó cũng có những đặc điểm có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của con người.
Acid phytic được biết là hạn chế sự hấp thụ khoáng chất của cơ thể, đặc biệt là sắt, kẽm, magiê và canxi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết rằng, acid phytic làm giảm khả năng tiêu hóa tổng thể của gạo lứt nhiều hơn gạo trắng có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
2. Các tác dụng phụ khác
Các vấn đề về tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong gạo lứt có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây khó chịu ở một số người dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.
Ngoài ra, gạo lứt chứa oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols có thể lên men có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho người mắc Hội chứng ruột kích thích.
Dị ứng gạo: Một số người có thể bị dị ứng với gạo, có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn,
Kim loại nặng: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, gạo lứt có thể chứa hàm lượng asen vô cơ cao hơn gạo trắng. Tiêu thụ asen ở mức cao trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Bên cạnh asen, gạo lứt có thể tích tụ các kim loại nặng khác như chì và cadmium từ đất, có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, người tiêu thụ gạo lứt nên ngâm gạo lứt ở nhiệt độ cao hơn trước khi nấu, chẳng hạn như nước ấm sẽ loại bỏ một số phytate tự nhiên. Gạo lứt ngâm hoặc nảy mầm khi nấu chín sẽ chứa hàm lượng acid phytic thấp hơn.
Tin liên quan
-
Trứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn...
-
6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, tất cả các loại sữa và sản phẩm thay thế sữa...
Tin mới
-
Bệnh tay chân miệng vào mùa, giải pháp nào ‘kìm hãm’?
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, nhiều...22/05/2025 20:41 -
Lập 15 tổ kiểm tra đột xuất dược phẩm, mỹ phẩm, sữa
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Y tế lập 15 tổ kiểm tra đột xuất dược...22/05/2025 20:38 -
Xương cá đâm thủng ruột thừa người đàn ông
Theo VnExpress, người đàn ông 47 tuổi ở xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, đau bụng dữ...22/05/2025 20:35 -
7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng...22/05/2025 17:22 -
Màn hình tương tác thông minh: Giải pháp toàn diện cho ngành Y tế hiện đại
Màn hình tương tác thông minh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành y tế, góp...22/05/2025 16:46 -
Tác dụng phụ ít biết của gạo lứt
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, gạo lứt dù giàu dinh dưỡng, nhưng vẫn có thể gây...22/05/2025 15:48 -
Bộ Y tế công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sáng nay (22/5), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công...22/05/2025 15:05 -
Đi bộ buổi tối giúp giảm mỡ bụng như thế nào?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, có rất nhiều phương pháp giúp giảm mỡ bụng. Tuy nhiên,...22/05/2025 07:34 -
6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, tất cả các loại sữa và sản phẩm thay thế sữa...22/05/2025 07:31 -
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hôm nay (21/5)...21/05/2025 21:23 -
Bộ Y tế: Xử lý nghiêm cơ sở hoạt động không phép, kê đơn, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc
Cùng với thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất thực hiện các Công điện và Chỉ thị...21/05/2025 21:20 -
Thuốc dị ứng có an toàn khi dùng mỗi ngày?
Thuốc dị ứng có thể giúp làm dịu các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và ngứa...21/05/2025 14:35 -
Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè
Trứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn...21/05/2025 14:32 -
4 lợi ích vượt trội của trà xanh so với cà phê
Trà xanh và cà phê đều là những thức uống rất phổ biến mang lại sự tỉnh táo...21/05/2025 10:27