7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Virus HPV rất phổ biến. Có tới hơn 80% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục có virus HPV. HPV (Human papillomavirus) là virus gây u nhú ở người, là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có thể hỗ trợ cơ thể "chiến đấu" với HPV và giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

1. Thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

1.1. Ăn táo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung?

Táo có hàm lượng cao vitamin C, quercetin, vitamin A và các flavonoid, những chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc bổ sung táo vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc loại ung thư này.

Nên: Ăn táo cả vỏ (rửa sạch kỹ) để tận dụng tối đa các dưỡng chất.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung- Ảnh 2.

Ăn táo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

1.2. Rau họ cải

Rau họ cải như cải Brussel, súp lơ… rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid (beta-carotene, lutein, zeaxanthin), vitamin C, E, K; folate và khoáng chất. Ngoài ra, các loại rau họ cải còn chứa sulforaphane, một chất chống ung thư mạnh, giúp tăng cường khả năng loại bỏ virus HPV và bảo vệ các tế bào cổ tử cung khỏi bị biến đổi.

Nên: Hấp hoặc xào nhanh các loại rau này để giữ chất dinh dưỡng.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung- Ảnh 3.

Rau họ cải có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

1.3. Nam việt quất

Không chỉ hỗ trợ đường tiết niệu, nam việt quất còn chứa anthocyanin và flavonoid, giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Nên: Tránh các loại nước ép đóng chai có thêm đường – hãy chọn quả tươi hoặc đông lạnh.

1.4. Tỏi và hành tây

Tỏi và hành tây được ví như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Các loại rau thuộc họ Allium này giàu hợp chất lưu huỳnh có khả năng ức chế sự hình thành khối u và hỗ trợ thải độc tế bào.

Tỏi chứa nhiều mangan, vitamin B6, C và selen. Các chất dinh dưỡng này có thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột. Hành tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là quercetin, có thể giúp chống ung thư bằng cách giảm viêm trong cơ thể.

Nên: Ăn sống, giã nhỏ để giữ nguyên hoạt tính sinh học.

1.5. Nghệ

Hoạt chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa đã được chứng minh có khả năng ức chế virus HPV, giảm viêm và hỗ trợ ngăn chặn ung thư cổ tử cung.

Nên: Có thể dùng dưới dạng bột pha nước ấm, hoặc kết hợp với tiêu đen để tăng hấp thu.

1.6. Quả sung

Các nghiên cứu cho thấy, quả sung chứa polyphenol và enzym tiêu hóa. Polyphenol có thể giúp chống lại tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Nên: Ăn quả sung tươi hoặc sung khô, có thể kết hợp sung vào món salad hoặc ngũ cốc buổi sáng.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung- Ảnh 4.

Quả sung chứa polyphenol, một chất có thể giúp chống lại tế bào bất thường ở cổ tử cung.

1.7. Trà xanh

Trà xanh có chứa EGCG – epigallocatechin gallate, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và tăng khả năng loại bỏ HPV gây ung thư.

Nên: Không uống trà xanh quá gần giờ ngủ, có thể thêm lát gừng hoặc chanh vào cốc trà xanh để tăng hiệu quả.

2. Lưu ý từ chuyên gia

Chế độ dinh dưỡng phù hợp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả sự tồn tại của HPV và sự tiến triển ung thư cổ tử cung.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, cần thực hiện:

- Ăn uống lành mạnh.

- Quan hệ tình dục an toàn.

- Khám phụ khoa định kỳ (xét nghiệm Pap smear và HPV).

- Tiêm vaccine HPV đầy đủ và đúng lịch.

- Sử dụng dung dịch vệ sinh, an toàn, lành tính cho "vùng nhạy cảm".


Tin liên quan

Tin mới