7 sai lầm thường mắc khi sử dụng paracetamol hạ sốt cho trẻ
1. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt không đúng liều theo cân nặng
Đây là sai lầm phổ biến nhất. Không ít phụ huynh dùng thuốc theo độ tuổi hoặc "ước lượng" thay vì tính đúng liều theo cân nặng của trẻ. Liều chuẩn của paracetamol – thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay là 10–15 mg/kg/lần, có thể lặp lại sau mỗi 4–6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg/ngày.
Ví dụ: Một bé nặng 10kg thì liều paracetamol mỗi lần là 100 – 150mg. Nếu dùng loại siro 160mg/5ml thì chỉ nên uống khoảng 3–5ml/lần, không nên vượt quá liều lượng này.
Hậu quả nếu dùng sai liều:
- Thiếu liều: Không hạ sốt, kéo dài thời gian khó chịu của trẻ.
- Thừa liều: Gây độc gan, đặc biệt nguy hiểm nếu dùng lặp lại nhiều lần trong ngày.

2. Không dùng đúng dạng thuốc
Một số cha mẹ có thể dùng loại thuốc của người lớn cho trẻ hoặc không dùng đúng dạng bào chế phù hợp với lứa tuổi. Cách dùng đúng:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Ưu tiên dùng dạng siro hoặc thuốc đặt hậu môn, dễ uống, dễ hấp thu.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể dùng siro, viên nhai hoặc viên nén (tùy khả năng nuốt).
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng aspirin cho trẻ nhỏ, vì có thể gây hội chứng Reye – biến chứng nguy hiểm cho gan và não.
3. Dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc
Một số phụ huynh vô tình dùng hai hay nhiều loại thuốc, nhưng thực chất lại chứa cùng một hoạt chất để hạ sốt hoặc có thể tự ý tăng liều với mong muốn sốt nhanh hạ. Điều này có thể dẫn đến quá liều thuốc, gây độc gan...
Khuyến cáo: Chỉ sử dụng 1 loại thuốc hạ sốt chứa paracetamol, không kết hợp nhiều loại nếu không có chỉ định của bác sĩ.
4. Không dùng đúng khoảng cách giữa các liều
Nhiều cha mẹ lo lắng khi con sốt cao lại vội vàng cho uống thêm thuốc khi chưa đến thời điểm, dẫn đến dùng quá liều trong ngày.
Nguyên tắc: Cần cách tối thiểu 4–6 giờ giữa các lần uống paracetamol. Nếu trẻ sốt cao trở lại trước thời điểm đó, có thể dùng chườm ấm, lau người hoặc thuốc đặt hậu môn thay thế (nếu được bác sĩ hướng dẫn).
5. Không kiểm tra kỹ thành phần thuốc khác đang dùng
Một số loại thuốc cảm cúm, ho, siro trị bệnh có thể chứa sẵn paracetamol. Nếu cha mẹ không đọc kỹ nhãn dán, có thể vô tình cộng dồn liều paracetamol, dẫn đến ngộ độc gan.
Vì vậy, cần luôn đọc kỹ nhãn thuốc, thành phần hoạt chất, không dùng nhiều thuốc chứa paracetamol trong cùng thời điểm.
6. Dùng thuốc hạ sốt ngay khi trẻ hơi nóng
Không phải lúc nào trẻ sốt cũng cần dùng thuốc, chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi:
Nhiệt độ cơ thể ≥ 38,5°C.
Trẻ sốt <38,5°C nhưng quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú nhiều.
Việc lạm dụng thuốc hạ sốt khi chưa cần thiết sẽ che giấu triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán...
7. Những điều cần lưu ý
- Luôn có nhiệt kế trong nhà để kiểm tra thân nhiệt chính xác, không dựa vào cảm giác.
- Tính liều thuốc theo cân nặng thực tế của trẻ.
- Theo dõi sát sau khi dùng thuốc: Nếu trẻ vẫn sốt cao kéo dài trên 48 giờ, xuất hiện các triệu chứng bất thường như co giật, phát ban, khó thở… cần đưa đến bệnh viện ngay.
- Không tự ý tăng liều hoặc phối hợp thuốc nếu không có chỉ định chuyên môn.
Tin liên quan
-
Hạt chia đã trở nên phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Khi...
-
7 món ăn bài thuốc giúp tăng cường trí nhớ cho sĩ tử
Trong kho tàng y học cổ truyền, có nhiều món ăn và bài thuốc quý giúp tăng cường... -
Thuốc dị ứng có an toàn khi dùng mỗi ngày?
Thuốc dị ứng có thể giúp làm dịu các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và ngứa...
Tin mới
-
5 loại rau giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng quan...09/07/2025 08:42 -
TPHCM tổng rà soát sản phẩm dược, mỹ phẩm sau vụ phát hiện dầu gió, kem dưỡng ẩm giả
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Sở Y tế TPHCM yêu cầu tất cả các bệnh viện,...09/07/2025 08:07 -
Công việc ngành Y đặc thù vất vả, nguy hiểm nhưng đãi ngộ chưa tương xứng
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nếu có các chính sách đặc thù, chế độ đãi ngộ...08/07/2025 11:10 -
Đau đầu, khó nói, người phụ nữ bị nhồi máu não do căn bệnh hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhập viện với triệu chứng đột ngột yếu liệt nửa người...08/07/2025 11:08 -
Cứu sống bệnh nhân mất ý thức khi đang sửa bồn nước nghi do điện giật
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương...08/07/2025 11:06 -
Thêm liệu pháp điều trị virus viêm gan C cấp tính
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)...08/07/2025 11:03 -
Sở Y tế Hà Nội: Cải cách hành chính là trọng tâm, xuyên suốt, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngành Y tế Hà Nội không ngừng đổi mới, nâng cao...08/07/2025 11:00 -
Điều trị thành công đồng thời u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ ở người cao tuổi
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một trường hợp phối hợp điều trị đa chuyên khoa vừa...08/07/2025 11:56 -
Chế độ ăn uống lành mạnh để phục hồi gan nhiễm mỡ
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, khi bị gan nhiễm mỡ, các triệu chứng thường tiến triển...08/07/2025 08:16 -
VNVC nhận giải Hệ thống tiêm chủng tốt nhất Việt Nam 2025
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, VNVC vừa cùng lúc giành 2 giải thưởng vinh dự là...08/07/2025 08:37 -
Cách hồi phục sức khỏe sau khi uống nhiều rượu bia
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống rượu bia có thể làm tăng thêm phần hứng khởi,...07/07/2025 14:39 -
Quân y đảo Nam Yết cấp cứu ngư dân bị đột quỵ trên biển
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 7/7, Bệnh xá đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa,...07/07/2025 14:08 -
6 loại thuốc không uống cùng với sữa
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số loại thuốc có thể phản ứng với sữa và...07/07/2025 14:06 -
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung...07/07/2025 14:04