7 món ăn bài thuốc giúp tăng cường trí nhớ cho sĩ tử
Mỗi mùa thi đến gần, không chỉ sĩ tử mà cả phụ huynh cũng tất bật chuẩn bị từ sách vở đến chế độ ăn uống sao cho con cái đủ sức khỏe và tinh thần minh mẫn. Ngoài việc ôn luyện khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố không thể thiếu giúp não bộ hoạt động hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, trí nhớ và sự minh mẫn thuộc về tạng Tâm (Tâm chủ về thần chí), Can (liên quan đến sự điều tiết cảm xúc) và Thận (nơi tàng tinh, sinh tủy, tủy sinh não). Khi ba tạng này được nuôi dưỡng tốt, khí huyết lưu thông điều hòa, não bộ sẽ hoạt động hiệu quả, trí nhớ sắc bén.
Ngược lại, khi Tâm hỏa vượng, Thận âm hư hay Can khí uất kết, người học dễ bị mất ngủ, lo âu, kém tập trung và giảm ghi nhớ. Do đó, nguyên tắc tăng cường trí nhớ trong y học cổ truyền là: Dưỡng Tâm an thần, bổ Thận ích tủy, kiện Tỳ sinh huyết, Thanh nhiệt giải uất. Trong khuôn khổ bài viết này, xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc giúp tăng cường trí nhớ cho sĩ tử trong mùa thi.
1. Món ăn tăng cường trí nhớ
1.1. Cháo hạt sen - long nhãn
Nguyên liệu: Hạt sen tươi (30g), long nhãn (15g), gạo nếp (50g), gia vị vừa đủ.
Cách làm: Nấu cháo nhừ, cho hạt sen vào trước, sau đó mới cho long nhãn và gia vị vào; dùng buổi tối trước khi ngủ.
Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, hỗ trợ ngủ ngon - yếu tố quan trọng giúp ghi nhớ hiệu quả. Hạt sen chứa alkaloid có tác dụng an thần, hỗ trợ điều hòa giấc ngủ. Long nhãn giàu glucose và vitamin C, giúp bổ huyết, cải thiện tuần hoàn não.
Cháo hạt sen long nhãn dưỡng tâm, an thần.
1.2. Canh óc heo chưng bạch quả
Nguyên liệu: Óc heo (1 bộ), bạch quả (10 hạt), gừng tươi (1 lát), gia vị vừa đủ.
Cách làm: Bỏ màng óc heo, chưng cách thủy cùng bạch quả đã bỏ vỏ trong 30 - 40 phút, ăn khi còn nóng.
Công dụng: Bổ não, tăng tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ. Óc heo giàu cholesterol tốt, cần thiết cho tế bào thần kinh. Bạch quả (ginkgo biloba) chứa flavonoid và terpenoid giúp tăng lưu thông máu não, chống oxy hóa, đã được nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh có lợi cho trí nhớ.
1.3. Chè đậu xanh - táo đỏ - kỷ tử
Nguyên liệu: Đậu xanh (50g), táo đỏ (10 quả), kỷ tử (15g), đường phèn vừa đủ.
Cách làm: Nấu nhừ đậu xanh, cho táo đỏ và kỷ tử vào đun thêm 10 phút, nêm đường phèn.
Công dụng: Bổ khí huyết, dưỡng gan thận, sáng mắt, tỉnh táo tinh thần. Kỷ tử chứa betaine, polysaccharide và vitamin A, hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện thị lực. Táo đỏ bổ tỳ, sinh huyết, giúp cơ thể tái tạo năng lượng bền bỉ.
Cháo đậu xanh táo đỏ kỷ tử bổ khí huyết, dưỡng gan thận.
1.4. Gà ác hầm thuốc bắc
Nguyên liệu: Gà ác nguyên con (khoảng 500g), hoài sơn 12g, ý dĩ 20g, hoàng kỳ 12g, kỷ tử 12g, đương quy 20g, táo đỏ 12g, dừa tươi 1 quả (có thể thay bằng nước lọc).
Cách làm: Gà làm sạch, nhồi các vị thuốc vào bụng, đem hầm cách thủy 2-3 giờ; ăn nóng, mỗi tuần 1-2 lần.
Công dụng: Bổ khí huyết, kiện tỳ ích trí, tăng sức đề kháng. Món ăn này giàu protein, kết hợp các vị thuốc bổ khí huyết giúp tăng cường sinh lực, rất phù hợp với các sĩ tử ôn thi dài ngày.
Gà ác hầm thuốc bắc kiện tỳ ích trí.
2. Bài thuốc tăng cường trí nhớ
2.1.Bài thuốc Viễn chí hoàn
Thành phần: Đảng sâm, viễn chí, mạch đông, phục linh, đương quy, bạch thược, sinh khương, đại táo - mỗi vị 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g.
Cách dùng: Quế tâm tán bột để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, hòa bột quế vào uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 150-200ml.
Công dụng: An thần, tăng khả năng ghi nhớ, trị hay quên, mệt mỏi tinh thần. Dùng khi mất ngủ nhẹ, kém tập trung do lo lắng, học hành căng thẳng.
2.2. Bài thuốc Định chí hoàn
Thành phần: Nhân sâm (hoặc đảng sâm) 30g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g, viễn chí 20g.
Cách dùng: Tất cả sấy khô, tán bột làm hoàn. Chia uống 5 - 7 ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần.
Công dụng: Dùng cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, rối loạn trí nhớ.
2.3. Bài thuốc Quy tỳ thang
Thành phần: Đảng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, liên nhục (hạt sen) 16g, phục thần 12g, viễn chí 6g, táo nhân 12g, long nhãn 12g, bắc mộc hương 6g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống chia sáng, trưa, tối; mỗi lần 150-200ml.
Công dụng: Dưỡng tâm kiện tỳ, dùng cho người ăn uống kém, mất ngủ, mệt mỏi do học tập căng thẳng.
Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần được chỉ định bởi bác sĩ y học cổ truyền, tuyệt đối không tự ý sử dụng, lợi bất cập hại.
Bài thuốc Quy tỳ thang dưỡng tâm kiện tỳ.
3. Một số lưu ý cho các sĩ tử mùa thi
- Các món ăn bài thuốc bổ tuy tốt nhưng không nên lạm dụng, nhất là các bài thuốc có nguồn gốc động vật như óc heo, tổ yến… Dùng quá nhiều có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa…
- Chế độ sinh hoạt khoa học là yếu tố then chốt: Ngủ đủ 7-8 giờ, không học khuya kéo dài, nghỉ giải lao giữa giờ học, tập thể dục nhẹ.
- Ăn uống điều độ: Tránh bỏ bữa, hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh và nước uống có caffeine quá mức (trà đặc, cà phê).
Mùa thi là cuộc đua đường dài đòi hỏi cả thể chất lẫn tinh thần. Những món ăn, bài thuốc y học cổ truyền không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn mang đến sự thư giãn, giảm căng thẳng cho sĩ tử. Tăng cường trí nhớ không chỉ là uống thuốc bổ não, với y học cổ truyền, phải dưỡng cả thân và tâm. Món ăn, bài thuốc chỉ phát huy tác dụng khi người học có tinh thần lạc quan, ngủ đủ và luyện trí nhớ thường xuyên.
Phụ huynh cần tránh nhồi nhét thực phẩm bổ mà quên chăm sóc cảm xúc con em mình. Việc sử dụng các món ăn, bài thuốc bổ dưỡng cần đúng cách, phù hợp với thể trạng và kết hợp cùng chế độ học tập - nghỉ ngơi khoa học để phát huy tối đa hiệu quả.
Tin liên quan
-
Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng...
Tin mới
-
5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, u xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá...09/07/2025 11:09 -
Ăn keto có giúp giảm mỡ bụng dưới?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, chế độ ăn keto đang được nhiều người lựa chọn trong...09/07/2025 10:34 -
5 loại rau giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng quan...09/07/2025 08:42 -
TPHCM tổng rà soát sản phẩm dược, mỹ phẩm sau vụ phát hiện dầu gió, kem dưỡng ẩm giả
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Sở Y tế TPHCM yêu cầu tất cả các bệnh viện,...09/07/2025 08:07 -
Công việc ngành Y đặc thù vất vả, nguy hiểm nhưng đãi ngộ chưa tương xứng
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nếu có các chính sách đặc thù, chế độ đãi ngộ...08/07/2025 11:10 -
Đau đầu, khó nói, người phụ nữ bị nhồi máu não do căn bệnh hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhập viện với triệu chứng đột ngột yếu liệt nửa người...08/07/2025 11:08 -
Cứu sống bệnh nhân mất ý thức khi đang sửa bồn nước nghi do điện giật
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương...08/07/2025 11:06 -
Thêm liệu pháp điều trị virus viêm gan C cấp tính
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)...08/07/2025 11:03 -
Sở Y tế Hà Nội: Cải cách hành chính là trọng tâm, xuyên suốt, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngành Y tế Hà Nội không ngừng đổi mới, nâng cao...08/07/2025 11:00 -
Điều trị thành công đồng thời u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ ở người cao tuổi
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một trường hợp phối hợp điều trị đa chuyên khoa vừa...08/07/2025 11:56 -
Chế độ ăn uống lành mạnh để phục hồi gan nhiễm mỡ
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, khi bị gan nhiễm mỡ, các triệu chứng thường tiến triển...08/07/2025 08:16 -
VNVC nhận giải Hệ thống tiêm chủng tốt nhất Việt Nam 2025
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, VNVC vừa cùng lúc giành 2 giải thưởng vinh dự là...08/07/2025 08:37 -
Cách hồi phục sức khỏe sau khi uống nhiều rượu bia
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống rượu bia có thể làm tăng thêm phần hứng khởi,...07/07/2025 14:39 -
Quân y đảo Nam Yết cấp cứu ngư dân bị đột quỵ trên biển
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 7/7, Bệnh xá đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa,...07/07/2025 14:08