Chính sách hỗ trợ người nghiện sau cai
Công tác tổ chức giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy là một nội dung luôn được chú trọng. Người sau cai nghiện sẽ được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma tuý tuy đã được các huyện, thành phố quan tâm thực hiện nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, không ít người sau cai nghiện ma tuý khó có thể tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống. Bản thân người nghiện và gia đình chưa có ý thức trong việc quyết tâm cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng.
Đồng
hành cùng người cai nghiện trên hành trình "tái sinh"
Ban Chỉ đạo Thành phố đã dành nhiều tâm - sức trong việc tổ chức buổi chương trình "Đường về" mang ý nghĩa: Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể luôn sát cánh cùng gia đình để đồng hành cùng các học viên trong quá trình trị liệu, lao động và dạy nghề, tạo việc làm xây dựng cuộc sống mới, có công ăn việc làm ổn định, nuôi sống được bản thân và gia đình, trở thành những người công dân có ích cho xã hội ( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ )
Để giúp tăng thêm sự liên kết về hiệu quả trợ giúp, hiện nay, đại đa số xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã phân công, giao trách nhiệm cho cán bộ, tình nguyện viên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở tiến hành quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương.
Trên con đường mới cho những người sau cai nghiện ma túy trở về, giải pháp then chốt được các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội triển khai là tạo sinh kế cho họ. Quá trình hỗ trợ sinh kế có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu liên quan, từ phía bên trong các cơ sở cai nghiện ma túy đến các lực lượng chức năng ngoài cộng đồng.
Ngoài ra, người sau cai nghiện sẽ được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Căn cứ theo tình hình thực tế của nền kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét về sử dụng các nguồn khác nhau để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người sau cai nghiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm...
Sự nỗ lực từ chính bản thân
Lắng nghe những câu chuyện được chia sẻ về các tấm gương thành công sau cai nghiện như: Anh Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1968 tại Thái Bình - Hành trình cai nghiện và giúp đời của một cựu giảng viên ( Báo Pháp Luật ); ông Lê Trung Tuấn (sinh năm 1977), nhà sáng lập Tập đoàn PSD (trụ sở tại phố Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân) - Hành trình tìm lại... chính mình ( Báo Hà Nội mới );..v.v.
Qua đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là xuất phát từ chính bản thân của các học viên trong cơ sở cai nghiện. Trên con đường làm lại cuộc đời của mình, các học viên phải có đủ bản lĩnh, ý chí, quyết tâm vững vàng để thoát khỏi ma túy. Việc bản thân các học viên luôn luôn cố gắng sẽ nhận được sự tôn trọng của xã hội, giúp lấy lại sự tự tin, quá trình thay đổi được sự ghi nhận từ gia đình và là sự chinh phục lớn để nắm được mọi cơ hội tốt trong cuộc sống.