Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
.jpeg)
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngày càng phổ biến với các hình thức đa dạng, đặc biệt tại các thành phố lớn trong đó có TP Hà Nội nơi tập trung nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các món ăn rất đa dạng như: thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh… thu hút đông đảo người dân và du khách.
Các quán hàng này bên cạnh tính tiện dụng, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm do điều kiện bảo quản, chế biến chưa đảm bảo, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, cũng như nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại.
Để tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 532/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
ổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, dầu mỡ chiên rán thực phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh… tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, thức ăn xung quanh trường học;
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho chủ cơ sở, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố;
Tuyên truyền cho người tiêu dùng đặc biệt là học sinh lựa chọn quán ăn sạch sẽ: ưu tiên những nơi có khu vực nướng sạch, nhân viên dùng bao tay, tránh các hàng quán có xiên nướng màu sắc bất thường, mùi hôi, hoặc dầu chiên đen sậm, nhiều cặn, hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm, nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cùng đó, Cục An toàn thực phẩm cũng nhấn mạnh, Sở Y tế TP Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/2/2025 của Cục An toàn thực phẩm về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.
Trước đó, như Sức khỏe và Đời sống đã thông tin, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên đường phố, đặc biệt là các hàng quán không đảm bảo quy chuẩn vệ sinh như hàng nướng 'xiên bẩn'... ven đường tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn và tích tụ độc tố lâu dài cho người tiêu dùng...
Để bảo vệ sức khỏe, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng nên:
- Lựa chọn quán ăn sạch sẽ: ưu tiên những nơi có khu vực nướng sạch, nhân viên dùng bao tay, có nguồn thực phẩm rõ ràng.
- Quan sát nguyên liệu: tránh các hàng quán có xiên nướng màu sắc bất thường, mùi hôi, hoặc dầu chiên đen sậm, nhiều cặn.
- Hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm: nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tăng cường sức đề kháng: duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin giúp hệ miễn dịch tốt hơn.
- Tự làm tại nhà: nướng xiên tại nhà với nguyên liệu tươi sống sẽ an toàn hơn.
Tin liên quan
-
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định,...
Tin mới
-
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu...19/05/2025 20:55 -
TPHCM phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả
Năm 2024, Sở Y tế TPHCM đã phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả, xử lý...19/05/2025 20:52 -
Xét nghiệm HPV tại nhà sàng lọc ung thư cổ tử cung
Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, vào năm 2025 có khoảng 13.360 ca ung...19/05/2025 20:50 -
Vì sao ca Covid-19 tăng trở lại tại nhiều nước châu Á?
Số ca Covid-19 tăng mạnh trở lại ở nhiều nước châu Á do miễn dịch suy giảm, tiếp...19/05/2025 20:47 -
Mặt trái của việc sử dụng mạng xã hội và thói quen ăn uống ở người trẻ
Việc sử dụng mạng xã hội quá mức đang âm thầm 'ăn mòn' thói quen ăn uống lành...19/05/2025 15:56 -
Phát huy di sản y học cổ truyền, hướng tới đào tạo chất lượng cao trong kỷ nguyên mới
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, với tiềm năng và lợi thế vốn có, việc phát triển...19/05/2025 15:15 -
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Để có làn da đẹp từ bên trong, bên cạnh các biện pháp dinh dưỡng, tập luyện thường...19/05/2025 11:38 -
Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp...19/05/2025 11:34 -
GS.TSKH Lê Đình Phái nghiên cứu dưỡng sinh phân tử, bảo vệ sự sống từ tế bào
GS.TSKH Lê Đình Phái nghiên cứu và đề xuất một phương pháp dưỡng sinh hoàn toàn mới: dưỡng...19/05/2025 09:12 -
Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột
Thực phẩm lên men, phổ biến nhất là dưa cải bắp ngày càng cho thấy tác động tích...19/05/2025 09:07 -
Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng
Công ty TNHH Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho...18/05/2025 20:32 -
Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua hoặc sử dụng các...18/05/2025 20:29 -
Bé gái 14 tuổi 'sốc' khi bác sĩ thông báo kết quả nhiễm sắc thể là nam giới
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 14 tuổi được bố mẹ đưa đi khám sản...18/05/2025 20:26 -
Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin...18/05/2025 20:23