Bệnh sởi có tốc độ lây lan nhanh, cần nhanh chóng tiêm vaccine phòng bệnh

Bệnh sởi đang gia tăng tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác. Vì thế, ngăn chặn dịch và giảm tử vong là mục tiêu được ngành y tế đặt ra cấp thiết hơn bao giờ.
Nhận định về 4 yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh sởi tại Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện bệnh sởi đang tăng ở nhiều khu vực trên thế giới cũng như ở Việt Nam; là: việc giao lưu, đi lại nhiều giữa các nước, các vùng là nguy cơ làm lây lan bệnh sởi.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng vaccine ở nước ta hiện chưa cao, miễn dịch chưa đầy đủ trong khi đó tỷ lệ lây lan của sởi rất cao.
Vì thế, những người chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine sởi luôn có nguy cơ mắc. Hiện nhóm tuổi mắc sởi nhiều nhất là từ 1-4 tuổi, chiếm 38%; nhóm 5-9 tuổi chiếm 24%; dưới 1 tuổi chiếm tới 25%.
Nói về các biện pháp để ngăn chặn dịch sởi, theo Giáo sư Phan Trọng Lân, cần nâng cao miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng thường xuyên; tiêm vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella) cho đối tượng ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng, nếu tiền sử tiêm không rõ hoặc chưa đủ 2 mũi vaccine; Tiêm chủng MMR cho cán bộ y tế, phụ nữ dự định có thai trước 3 tháng.
Để tăng cường miễn dịch cộng đồng cần quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt là ở những nơi khó tiếp cận hay những địa bàn di biến động dân cư, khó tiêm chủng, đồng thời, chủ động phát hiện vùng lõm, tiến hành tiêm vét, tiêm bổ sung kịp thời.
Biện pháp hữu hiệu nhất phòng, chống bệnh sởi là tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch cho trẻ. Vì thế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chủ động bảo đảm cung ứng đủ vaccine sởi, sởi-rubella trong năm 2025.
Giáo sư Phan Trọng Lân cho biết, hiện các vaccine sởi, sởi-rubella trong chương trình tiêm chủng thường xuyên năm 2025 đã được cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tỉnh/thành phố.
Đến nay, 1.277.100 liều vaccine sởi đã được các địa phương tiếp nhận, đủ sử dụng hết tháng 8/2025 cùng 1.623.100 liều vaccine MR, đủ sử dụng hết tháng 11/2025. Ngoài ra, đã có 1.759.520 liều vaccine sởi, sởi-rubella phục vụ cho tiêm chiến dịch.
Bên cạnh tiêm vaccine, một giải pháp quan trọng trong phòng, chống dịch sởi là giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại trường học, cơ sở y tế, nhà trọ, nhà máy...; đồng thời, cách ly nguồn bệnh tại nhà, nơi làm việc, các cơ sở y tế.
Kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng bằng việc vận động tiêm chủng đúng lịch, hướng dẫn phòng bệnh, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, khử trùng, đeo khẩu trang, cách chăm sóc trẻ bị bệnh và cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tự theo dõi sức khỏe...
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, việc kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện cần được đặc biệt lưu ý với việc kiểm soát ca bệnh sởi nhập viện qua phân luồng khám bệnh, chẩn đoán sớm và chính xác; hạn chế người nhà/người chăm sóc tiếp xúc với ca bệnh; cách ly phòng/khu vực điều trị sởi và khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thông khí bệnh phòng và vệ sinh bề mặt; thông khí tự nhiên; thông khí cơ học 1 chiều.
Giáo sư Lân khuyến cáo, không chỉ tiêm chủng cho trẻ và người dân, các địa phương cần tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho tất cả nhân viên y tế; trang bị khẩu trang cho nhân viên y tế, người chăm sóc, người tiếp xúc/thăm ca bệnh; điều trị bệnh nền, giảm nguy cơ tử vong; thông thoáng môi trường, chú trọng các biện pháp bảo vệ cá nhân và kiểm soát môi trường.
Tin liên quan
-
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cân, tiểu đường, bệnh tim mạch. Nếu bạn gặp...
Tin mới
-
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ...09/07/2025 14:45 -
Lần đầu tiên Đồng bằng sông Cửu Long triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 8/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã...09/07/2025 14:43 -
Thêm bệnh nhân ở Huế mắc liên cầu lợn nguy kịch, yếu tố nguy cơ gây nhiễm bệnh là gì?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, theo chuyên gia dịch tễ, tiêu thụ thịt lợn sống hoặc...09/07/2025 14:40 -
Viên sỏi thận 'khổng lồ' như san hô nằm trong cơ thể người đàn ông gần 20 năm
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh vừa được các bác...09/07/2025 14:38 -
5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, u xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá...09/07/2025 11:09 -
Ăn keto có giúp giảm mỡ bụng dưới?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, chế độ ăn keto đang được nhiều người lựa chọn trong...09/07/2025 10:34 -
5 loại rau giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng quan...09/07/2025 08:42 -
TPHCM tổng rà soát sản phẩm dược, mỹ phẩm sau vụ phát hiện dầu gió, kem dưỡng ẩm giả
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Sở Y tế TPHCM yêu cầu tất cả các bệnh viện,...09/07/2025 08:07 -
Công việc ngành Y đặc thù vất vả, nguy hiểm nhưng đãi ngộ chưa tương xứng
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nếu có các chính sách đặc thù, chế độ đãi ngộ...08/07/2025 11:10 -
Đau đầu, khó nói, người phụ nữ bị nhồi máu não do căn bệnh hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nhập viện với triệu chứng đột ngột yếu liệt nửa người...08/07/2025 11:08 -
Cứu sống bệnh nhân mất ý thức khi đang sửa bồn nước nghi do điện giật
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương...08/07/2025 11:06 -
Thêm liệu pháp điều trị virus viêm gan C cấp tính
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)...08/07/2025 11:03 -
Sở Y tế Hà Nội: Cải cách hành chính là trọng tâm, xuyên suốt, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngành Y tế Hà Nội không ngừng đổi mới, nâng cao...08/07/2025 11:00 -
Điều trị thành công đồng thời u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ ở người cao tuổi
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một trường hợp phối hợp điều trị đa chuyên khoa vừa...08/07/2025 11:56