Vụ người dân ‘tố’ phải đóng đủ tiền mới cấp cứu: Đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ
Ngày 5/5, Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có báo cáo gửi Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) và UBND tỉnh Nam Định về công tác khám, cấp cứu bé M.T.A tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Theo đó, sau khi nhận được thông tin về quá trình khám cấp cứu người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định được phản ánh trên mạng xã hội, trong đó có nội dung "nộp đủ tiền mới đi cấp cứu", Sở Y tế Nam Định đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh rà soát lại các quy trình khám bệnh, chữa bệnh, xử trí cấp cứu người bệnh.
Sở Y tế cùng với Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã làm việc với người đưa người bệnh M.T.A đến Bệnh viện và quay video phản ánh vụ việc để làm rõ một số nội dung liên quan.
Hình ảnh bé trai bị tai nạn giao thông tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
Kết quả xác minh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh (đến thời điểm 8h00 ngày 5/5), lúc 16h03' ngày 3/5, bệnh viện tiếp nhận người bệnh M.T.A (4 tuổi) bị tai nạn giao thông (được 2 người khác đưa vào), trong tình trạng tỉnh táo, quấy khóc, mạch 140 lần/phút, nhịp thở 20 lần/phút, da niêm mạc hồng, không có vết thương chảy máu, xây xát vùng hạ vị lệch trái, xước xát khuỷu tay phải. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu đa chấn thương: chấn thương ngực, bụng kín do tai nạn giao thông. Sau khi thực hiện cận lâm sàng, bệnh nhân được tiếp tục xử trí cấp cứu, hồi sức, truyền dịch, giảm đau. Đến 17h45' cùng ngày, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương.
Liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính khám, cấp cứu người bệnh M.T.A: Ban đầu, bệnh nhân vào khám chưa có giấy tờ gì. Bệnh nhân đã được khám ngay (mặc dù chưa đăng ký khám và nộp tiền), chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng; sau đó được nhân viên bệnh viện hướng dẫn người đưa vào đăng ký các thủ tục hành chính.
Quá trình khám, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị, người đưa bệnh nhân đến có đóng tạm ứng 500.000 đồng. Nhân viên bệnh viện đã thực hiện các thủ tục hành chính trên Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện để người bệnh không phải nộp tiền tạm ứng thêm.
Các nhân viên y tế trao đổi với nhau để thực hiện các thủ tục hành chính cho bệnh nhân. Quá trình trao đổi giữa nhân viên y tế như sau: "Nhân viên y tế 1: nhập nội trú do không đóng tiền hay làm sao? Nhân viên y tế 2: đã nộp 500.000 đồng rồi. Nhân viên y tế 1: 500.000 đồng làm sao mà được". Quá trình trao đổi đó, người đưa bệnh nhân đến (người quay video) đứng ở gần nhóm nhân viên y tế.
Đến khoảng 17h, bố mẹ bệnh nhân đến, kíp bác sĩ trực cấp cứu đã tiến hành trao đổi tình trạng bệnh của người bệnh cho gia đình, gia đình nhất trí với phương án xử trí của bệnh viện: chuyển lên tuyến trên.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nhận trách nhiệm để xảy ra vụ việc trên. Bước đầu, bệnh viện đã đình chỉ một số nhân viên y tế nhằm xác minh làm rõ vụ việc. Tổ xác minh đang làm việc với một số cá nhân có liên quan để làm rõ; tiếp tục rà soát quy trình tiếp nhận xử lý cấp cứu người bệnh M.T.A nói riêng và quy trình cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nói chung. Đồng thời, tiếp tục chấn chỉnh tinh thần, thái độ giao tiếp, y đức của nhân viên y tế. Những vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định.
Tin liên quan
-
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa phối hợp kiểm tra một cơ sở làm đẹp tại Q.3...
-
Vụ người dân ‘tố’ phải đóng đủ tiền mới cấp cứu: Bệnh viện đa khoa Nam Định nói gì?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, liên quan đến thông tin người dân tố nhân viên Bệnh... -
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sáng nay (5/5), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ...
Tin mới
-
Cách hồi phục sức khỏe sau khi uống nhiều rượu bia
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống rượu bia có thể làm tăng thêm phần hứng khởi,...07/07/2025 14:39 -
Quân y đảo Nam Yết cấp cứu ngư dân bị đột quỵ trên biển
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 7/7, Bệnh xá đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa,...07/07/2025 14:08 -
6 loại thuốc không uống cùng với sữan
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số loại thuốc có thể phản ứng với sữa và...07/07/2025 14:06 -
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung...07/07/2025 14:04 -
Mẹ hiến tạng cứu con gái suy thận giai đoạn cuối
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 11 tuổi được mẹ hiến thận để thoát cảnh...07/07/2025 14:01 -
Bổ sung bao nhiêu protein để cơ thể khỏe đẹp?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Thực phẩm giàu protein có thể giúp cơ thể khỏe đẹp,...07/07/2025 10:34 -
5 công thức nước mận giảm cân, giải khát mùa hè
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nước mận giảm cân là công thức đơn giản giúp vừa...07/07/2025 10:54 -
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đau lưng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ...07/07/2025 08:59 -
Kê đơn thuốc ngoại trú lên đến 90 ngày: Bác sĩ khuyến cáo gì với người bệnh mạn tính?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, việc phải đến bệnh viện mỗi tháng để lấy đơn thuốc,...07/07/2025 08:59 -
Bé trai tử vong do bệnh dại không rõ nguồn lây
Theo Báo VnExpress, bé trai 11 tuổi nhập viện với triệu chứng sợ nước, sợ gió, hoảng loạn,...06/07/2025 20:05 -
Điều gì xảy ra nếu dùng điện thoại trước khi ngủ?
Theo Báo VnExpress, xem điện thoại liên tục ngay trước giờ đi ngủ có thể gia tăng căng...06/07/2025 20:02 -
5 món ngon từ thịt vịt giúp giải nhiệt mùa hè
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức thịt...06/07/2025 11:52 -
5 loại thuốc cần tránh khi sử dụng thuốc tránh thai
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, dùng một số thuốc và thực phẩm bổ sung trong khi...06/07/2025 10:30 -
Kết hợp yoga và ăn uống thế nào để tối ưu giảm mỡ bụng?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, giảm mỡ bụng không chỉ phụ thuộc vào việc tập luyện,...06/07/2025 08:49