Việt Nam ghi nhận ca mắc giun rồng 26, bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm
Ca bệnh mắc giun rồng thứ 26 tại Việt Nam
Người bệnh cùng người nhà đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (245 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm Hà Nội) khám trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, không ngứa, không đau. Trên cơ thể các vùng tổn thương tại mặt trong ½ dưới đùi trái, bắp chân phải và vùng cổ phải.
Qua chia sẻ của người bệnh được biết anh và người nhà đều làm nghề nông nghiệp, khoảng 1 tuần trước bệnh nhân thấy nốt sần, rát bên hông trái, ngứa, đau, sưng. Do không nhìn được nên bệnh nhân cũng chỉ nghĩ có thể là mụn, hoặc con gì đốt.
Sau 5 ngày bệnh nhân phát hiện nốt nổi tại vùng gối trái của mình hơi sưng có mủ tự vỡ. Người bệnh rút được khoảng 10cm thì đứt và lên bệnh viện để kiểm tra, đồng thời tại đây rút được thêm 40cm giun nữa.
Hiện tại người bệnh không ngứa, tại vùng cổ phải và vùng chân phải xuất hiện đường ngoằn nghèo, có kèm nốt sưng đỏ.

Các bác sĩ của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ đã tiến hành thăm khám cho người bệnh, thông qua hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy rõ vị trí mặt trong dưới đùi trái: (vị trí giun chui ra khỏi người bệnh) nằm dưới lớp mỡ dưới da, ngoài bao cơ liên tiếp với lỗ dò cũ trên da có tổn thương kích thước = 12 x 6mm giảm âm dạng u hạt tế bào ái toan, bên trong có hình ảnh tăng âm hình đường ray kích thước ~ 70 x 1,6mm không chuyển động.
Vị trí mặt sau dưới đùi phải, cổ bên, bên phải: (các vị trí nghi ngờ tổn thương trên lâm sàng) nằm trong và dưới lớp mỡ dưới da, ngoài bao cơ có tổn thương kích thước = 10x 9mm, tuy nhiên hình ảnh "đường ray" chưa quan sát được rõ.
Khi người bệnh mắc giun rồng, không tự ý sử dụng thuốc, chích hay phẫu thuật
Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, hiện tại bệnh chưa có phương pháp xét nghiệm để xem mình có bị mắc giun rồng hay không không trước khi các triệu chứng xuất hiện, chỉ khi giun chui ra thì mới biết là mình bị bệnh.
Cùng với đó cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh, phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là dùng biện pháp loại bỏ được hết con giun đó ra khỏi cơ thể người.
PGS.TS Đỗ Trung Dũng cũng cho biết tập tính của giun rồng trong cơ thể là xu hướng chui ra ngoài cơ thể thông qua vùng da, cũng có nhiều trường hợp giun không tự chui ra nó tự động chết ở phần dưới da.
Khi người bệnh mắc giun rồng, không tự ý sử dụng thuốc, chích hay phẫu thuật, mà cố gắng dùng que quấn lôi dần giun ra khỏi cơ thể mình.
"Tuyệt đối không làm đứt giun, bởi khi giun bị đứt sẽ phát tán khiến ấu trùng giun và chất độc trong thân giun giải phóng theo đường đi của giun cái, làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Khi lấy giun ra khỏi cơ thể người bệnh cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh tránh phán tán mầm bệnh ra cộng đồng" - PGS.TS. Đỗ Trung Dũng nhấn mạnh.

Để chủ động phòng chống bệnh bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không ăn đồ sống, thực phẩm chưa nấu chín, chỉ uống nước đã đun sôi.
Cùng với đó người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi lao động. Chủ động giám sát, phát hiện sớm ca nghi ngờ tại cộng đồng. Khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm, cần báo ngay cho cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
"Khi có biểu hiện bất thường như nổi nốt sẩn, ngứa dai dẳng... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Phòng bệnh là biện pháp duy nhất hiệu quả hiện nay"- PGS.TS Đỗ Trung Dũng nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
Sau 2 ngày diễn ra hoạt động chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa...
-
Vụ người dân ‘tố’ phải đóng đủ tiền mới cấp cứu: Đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã đình chỉ một số nhân viên y tế để xác... -
Cấp cứu đột quỵ muộn, nguy cơ tàn phế cao
Bệnh viện Hoàn Mỹ khảo sát 179 ca cấp cứu đột quỵ ghi nhận từ lúc khởi phát...
Tin mới
-
Mỗi tuần có hơn 200 ca sốt xuất huyết mới ở Khánh Hòa, chuyên gia khuyến cáo việc cần làm ngay
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, số ca mắc sốt xuất huyết mới ở Khánh Hòa đang...11/07/2025 14:46 -
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam...11/07/2025 12:01 -
Nam thanh niên ở Đắk Lắk tử vong do dại sau khi bị chó cắn 20 ngày
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 10/7, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết,...11/07/2025 12:56 -
Phú Thọ: Phát hiện lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi khi đang đi tiêu thụ
Công an xã Tam Dương Bắc (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ) phát hiện một xe tải đang vận...11/07/2025 12:52 -
Ghép giác mạc nhập khẩu cứu đôi mắt người đàn ông mù lòa
Theo Báo VnExpress, anh Duy, 46 tuổi, bị sẹo đục sau viêm loét giác mạc nên mất thị...11/07/2025 10:08 -
Thận 'hóa đá' ở tuổi 35
Theo VnExpress, khi hình ảnh hai quả thận của bệnh nhân 35 tuổi hiện lên màn hình máy...11/07/2025 10:04 -
Những thực phẩm dễ kiếm giúp giảm ốm nghén cho mẹ bầu
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ốm nghén là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu, đặc...11/07/2025 08:20 -
Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không...11/07/2025 08:38 -
Phẫu thuật thành công ca viêm ruột thừa hiếm gặp, nguy cơ tử vong nếu chậm trễ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Quân y 4 vừa phẫu thuật thành công một...10/07/2025 14:55 -
TP HCM sẽ biến trạm y tế thành bệnh viện mini
Theo Báo VnExpress, TP HCM dự kiến nâng cấp hơn 100 trạm y tế thành "bệnh viện mini"...10/07/2025 14:46 -
Cách nào giảm mỡ dưới da?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mỡ dưới da là lớp mỡ mà bạn có thể 'véo'...10/07/2025 14:44 -
Các lựa chọn thuốc điều trị răng nhạy cảm
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, răng nhạy cảm gây đau răng khi phản ứng với nhiệt,...10/07/2025 14:42 -
Người đàn ông suýt tử vong 2 lần khi ngủ vì bệnh di truyền hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Nam bệnh nhân 44 tuổi mắc hội chứng Brugada - một...10/07/2025 09:35 -
Học sinh thừa cân, béo phì ở TPHCM cao hơn rất nhiều so với cả nước và mức ‘báo động đỏ’ trong khu vực
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở TPHCM...10/07/2025 09:30