Tiếp xúc với gà chết, bé gái 8 tuổi nhiễm cúm gia cầm H5N1
Chiều 18/4, Sở Y Tế TPHCM cho biết, hiện có 1 ca chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm H5N1 đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Cụ thể, bệnh nhi L.B.A. (nữ, sinh năm 2017, ngụ tại Bến Cầu, Tây Ninh).
Trước đó, ngày 11/4, bệnh nhân khởi phát sốt, đau đầu, ói vọt nhiều lần, nhập bệnh viện tỉnh Tây Ninh.
Tại BVĐK Tây Ninh, bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não và được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị trong tình trạng ngủ gà, nói lẫn, cổ gượng nhẹ và được chẩn đoán theo dõi viêm não.
Ngay sau khi tiếp nhận, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã lấy mẫu bệnh phẩm dịch não tủy và hô hấp gửi Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Kết quả xét nghiệm PCR dịch não tủy dương tính với cúm A/H5; xét nghiệm PCR bệnh phẩm hô hấp âm tính với cúm.
Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp tục gửi mẫu đến Viện Pasteur TPHCM để xác định lại chẩn đoán.
Thông thường virus cúm gia cầm A/H5N1 gây dịch bệnh trên các gia cầm và thủy cầm. Con người bị nhiễm virus khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh chết.
Ngày 18/4, Viện Pasteur TPHCM khẳng định kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H5N1 trên mẫu dịch não tủy và âm tính virus cúm trên mẫu ngoáy mũi họng. Đồng thời, Viện có công văn hỏa tốc báo cáo về Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế.
Hiện, bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng thở đều theo máy thở, mở mắt tự nhiên, sốt 38,5 độ, sinh hiệu tạm ổn định.
Ngay khi có kết quả xét nghiệm sơ bộ, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Tây Ninh tiến hành điều tra dịch tễ học và xử lý ổ dịch theo quy định.
Thông tin ban đầu ghi nhận trẻ có tiếp xúc với gà chết hàng loạt tại nhà bà ngoại cách đây 2 tuần. Bệnh nhân có tiền sử tim bẩm sinh (thông liên thất) đã mổ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 lúc được 2 tháng tuổi.
Các chuyên gia truyền nhiễm nhận định, đây là một trường hợp hiếm gặp trong đó virus cúm gia cầm A/H5N1 gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và không tấn công vào đường hô hấp.
Thông thường virus cúm gia cầm A/H5N1 gây dịch bệnh trên các gia cầm và thủy cầm, con người bị nhiễm virus khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh chết.
Biểu hiện chính khi nhiễm cúm gia cầm là viêm phổi rất nặng (hội chứng nguy ngập hô hấp cấp ARDS) với tỷ lệ tử vong của bệnh này là trên 50%. Hiện virus cúm A/H5N1 chưa lây được từ người sang người.
Sở Y tế TPHCM đã có công văn báo cáo Bộ Y tế, đồng thời chỉ đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 tích cực điều trị người bệnh, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống lây nhiễm và tiếp tục phối hợp với các chuyên gia truyền nhiễm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) nghiên cứu sâu tìm hiểu về trường hợp đặc biệt này.
Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Sở Y tế TPHCM khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch như:
- Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc.
- Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
- Ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế.
Tin liên quan
-
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43