Thuốc lá điện tử ‘núp bóng’ bút, son môi, USB tấn công giới trẻ
Học sinh ngất xỉu vì thuốc lá điện tử
Dù bị cấm hoàn toàn từ ngày 1/1/2025, thuốc lá điện tử vẫn âm thầm len lỏi vào môi trường học đường, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe học sinh, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Với thiết kế tinh vi như bút, USB, thỏi kẹo hay thỏi son, sản phẩm này dễ dàng qua mặt phụ huynh và giáo viên, khiến học sinh sử dụng mà khó bị phát hiện.
Đáng báo động hơn, một số loại thuốc lá điện tử bị pha trộn chất ma túy dạng lỏng không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc và nghiện cao. Những tác động này đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và sức khỏe lâu dài của trẻ vị thành niên.

Mới đây, một học sinh lớp 11 trên địa bàn TP Vinh được người dân phát hiện trong tình trạng nằm bất tỉnh bên đường lúc đêm khuya. Khi được hỗ trợ, em học sinh rơi vào trạng thái mê man, không nhận thức được xung quanh, thậm chí không thể trả lời tên bố mẹ hay địa chỉ nhà. Qua tìm hiểu của PV, học sinh này sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian dài và gặp nhiều khó khăn trong việc cai nghiện do nghi ngờ phụ thuộc vào một số chất kích thích có trong sản phẩm.
Không còn là hiện tượng cá biệt, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, thậm chí lan rộng trong lứa tuổi ngày càng nhỏ, với sự xuất hiện của cả học sinh nữ.
Chị Nguyễn Thị Thảo (trú tại TP Vinh) không giấu được sự lo lắng khi biết trong lớp học của con mình, một lớp chọn của trường THCS trên địa bàn vừa phát hiện hai nữ sinh sử dụng thuốc lá điện tử. Giáo viên chủ nhiệm cho biết, rất "sốc" khi nhận ra không chỉ có học sinh hút thuốc lá điện tử mà còn có hành vi rủ rê bạn bè cùng thử. Sự việc chỉ được phát hiện khi các em lén sử dụng trong nhà vệ sinh vào giờ ra chơi.

Về thực trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng gia tăng, bác sĩ Nguyễn Đức Tài, Phó Trưởng khoa Tâm thần Nhi lão niên, Bệnh viện Tâm thần Nghệ An bày tỏ sự lo ngại, thuốc lá đang "trẻ hóa" nhanh chóng, không còn tập trung ở người trưởng thành mà lan sang lứa tuổi học sinh. Người dùng ngày càng chuyển từ thuốc lá truyền thống sang thuốc lá điện tử loại hình được ngụy trang tinh vi và dễ tiếp cận hơn.
"Về bản chất, thuốc lá điện tử vẫn chứa nicotine một chất gây nghiện mạnh. Người sử dụng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, khó thở. Đáng lo ngại hơn, các loại hương liệu và tinh dầu trong thuốc lá điện tử còn có thể gây rối loạn tâm thần, ảnh hưởng cảm xúc và hành vi", bác sĩ Nguyễn Đức Tài cảnh báo.
Bác sĩ Tài cho biết thêm, nhiều người dùng thuốc lá điện tử có biểu hiện thay đổi tâm lý như dễ cáu gắt, mất khả năng tập trung, thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như hoang tưởng, ảo giác, đặc biệt nguy hiểm đối với lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý như học sinh.
Khó kiểm soát
Theo Đại úy Trần Hữu Đắc, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Nghệ An, thời gian gần đây, tình hình buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất gây nghiện mới trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại TP Vinh, đang có những diễn biến rất phức tạp.

Từ năm 2024 đến nay cho thấy, lực lượng chức năng phát hiện và xử lý trên 30 vụ việc liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật như buôn bán ma túy đội lốt thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử và bóng cười. Tang vật thu giữ bao gồm hơn 15.000 điếu thuốc lá điện tử, 200 gam sợi thuốc lá Tobacco và 180 bình khí N2O. Trong đó, 19 vụ với 27 đối tượng bị xử phạt hành chính, và 1 vụ với 3 đối tượng đã bị khởi tố vì hành vi mua bán trái phép chất ma túy núp bóng thuốc lá điện tử.
Đại úy Trần Hữu Đắc cũng cảnh báo về những thủ đoạn tinh vi trong việc phân phối loại sản phẩm này. "Việc mua bán thuốc lá điện tử hiện nay diễn ra công khai trên mạng xã hội, rất khó kiểm soát. Học sinh có thể dễ dàng mua hàng qua các hội nhóm, nền tảng thương mại điện tử, hoặc trực tiếp từ các cửa hàng tạp hóa quanh trường học. Một số em còn trở thành đại lý phân phối cho bạn bè trong lớp, trong trường", Đại úy Trần Hữu Đắc nói.
Chỉ cần có một tài khoản mạng xã hội, người mua kể cả trẻ vị thành niên có thể dễ dàng liên hệ, đặt hàng và được giao tận nơi. Thực trạng này đang đặt ra thách thức lớn cho công tác kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ từ thuốc lá điện tử, đặc biệt khi các đối tượng lợi dụng sự thiếu cảnh giác của phụ huynh, nhà trường và cơ quan chức năng để len lỏi vào môi trường học đường.

Trước đó, tại diễn đàn "Điều em muốn nói" với chủ đề "Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới" do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức mới đây, nhiều con số đáng báo động về tình trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh đã được công bố. Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo, hiện nay tỷ lệ học sinh từ 13 - 15 tuổi sử dụng thuốc lá là khoảng 2,9%. Đáng chú ý, tỷ lệ nữ sinh sử dụng thuốc lá chủ yếu là các sản phẩm thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng. Cũng từ đó, tỷ lệ học sinh hít phải khói thuốc thụ động trong môi trường học đường lên tới 35,7%.
Tin liên quan
-
Hệ lụy bệnh tật liên quan đến thuốc lá luôn là một trong những mối quan tâm hàng...
-
Việt Nam có trên 100.000 người tử vong mỗi năm liên quan đến hút thuốc lá
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề... -
Thiếu niên 15 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì tái sử dụng thuốc lá điện tử
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mới đây, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc,...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04