Thận 'hóa đá' ở tuổi 35
Phim chụp cho thấy cả hai thận gần như bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi nhỏ li ti. "Sỏi chen chúc như bắp ngô", bác sĩ Lực kể lại, hôm 9/7.
Người đàn ông sống ở Phú Thọ, làm kỹ sư công nghệ thông tin, thường xuyên thức đêm, thay nước lọc bằng nước ngọt và không vận động. Hai năm trước, anh phát hiện có sỏi ở cả hai bên thận từ dấu hiệu đau bụng, tiểu buốt nhưng chủ quan, điều trị không triệt để và vẫn duy trì lối sống thiếu khoa học. Gần đây, anh mệt mỏi kéo dài, được chẩn đoán suy thận nặng do sỏi tích tụ quá nhiều. Bác sĩ tuyến dưới từ chối phẫu thuật, bệnh nhân tìm đến khám tại Bệnh viện E.
Bác sĩ Lực nhận định thói quen sinh hoạt rối loạn khiến bệnh nhân còn trẻ mà thận đã suy kiệt. Ngồi nhiều, ít vận động làm giảm khả năng đào thải cặn bã của thận, thức khuya phá vỡ nhịp sinh học khiến quá trình lọc máu suy giảm, cùng với đó là thói quen uống ít nước khiến nước tiểu trở nên đậm đặc - điều kiện lý tưởng để các tinh thể lắng đọng và kết thành sỏi.
Người bệnh được bác sĩ tán sỏi, lấy ra hàng trăm viên sỏi li ti từ thận.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Bác sĩ Lực từng điều trị cho bệnh nhân 18 tuổi phát hiện nhiều sỏi nhỏ trong thận gây tắc niệu quản, khiến mô thận viêm nặng, gần như "hóa đá". Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện cơn đau bụng vùng thắt lưng kèm buồn nôn. Kết quả kiểm tra xác định bị viêm thận nặng do sỏi niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Cô gái tiền sử khỏe mạnh song có sở thích ăn mì tôm kéo dài và gần như dùng món này thay cơm, nghiện trà sữa, lười uống nước. Bác sĩ nhận định đây là "tổ hợp" thói quen có hại nghiêm trọng với sức khỏe thận.
"Mì tôm chứa hàm lượng muối, chất bảo quản và phụ gia cao tạo nên gánh nặng 'khổng lồ' cho thận. Lạm dụng trà sữa cũng có thể khiến thận phải hoạt động liên tục để lọc và đào thải, làm tăng áp lực lên thận do thức uống này chứa lượng đường cao, nhiều chất béo chuyển hóa và hương liệu", bác sĩ giải thích, thêm rằng thói quen uống ít nước làm giảm chức năng lọc thải của thận, tạo điều kiện cho cặn khoáng tích tụ lâu ngày thành sỏi.
Số liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho thấy Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao nhất thế giới, 5-19%, và Việt Nam nằm trong "vành đai sỏi" toàn cầu. Riêng nước ta, ước tính 2-12% dân số có sỏi tiết niệu, trong đó sỏi thận chiếm đến 40%. Bệnh diễn tiến âm thầm, khó phát hiện sớm, khi có biến chứng mới đi khám thì thận đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Chuyên gia quốc tế như Giáo sư Samuel Vincent G. Yrastorza, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Tiết niệu ASEAN, lý giải các nước Đông Nam Á chung đặc điểm địa lý, khí hậu nhiệt đới, gene di truyền và môi trường sống, nên tần suất bệnh tiết niệu, trong đó có sỏi thận, đều cao. Thống kê cho thấy, tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt cũng đứng thứ 11 thế giới, với gần 4.000 ca mắc mới mỗi năm, phần lớn có yếu tố liên quan đến thói quen ăn mặn, ít vận động, nhiễm trùng tiết niệu hoặc các bệnh chuyển hóa.
Riêng với sỏi thận, các bác sĩ cảnh báo người trẻ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong số ca mới phát hiện. Ghi nhận từ các bệnh viện cho thấy không hiếm trường hợp bệnh nhân tuổi đôi mươi, thậm chí trẻ em đã có thận kín mít sỏi. Đặc biệt, nhóm làm việc văn phòng, game thủ, sinh viên ôn thi, cả ngày ít bước ra khỏi bàn ghế, đồng thời lạm dụng thức ăn nhanh, uống nước ngọt thay nước lọc, càng gia tăng nguy cơ.
Theo khuyến nghị, cơ thể cần bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì thận khỏe mạnh. Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại các thành phố lớn cho thấy chỉ khoảng 1/3 người trẻ uống đủ lượng nước này. Sự thiếu hụt kéo dài làm tăng độ đậm đặc nước tiểu, thúc đẩy kết tủa khoáng và hình thành sỏi. Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu phổ biến ở dân văn phòng cũng khiến nước tiểu bị giữ lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận và sinh sỏi.
Bên cạnh các yếu tố lối sống, những nguyên nhân khác như bất thường cấu trúc đường tiết niệu, rối loạn chuyển hóa canxi, thay đổi pH nước tiểu, di truyền, môi trường làm việc nóng bức hoặc nguồn nước nhiễm đá vôi cũng góp phần không nhỏ. Riêng ở vùng nông thôn, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý.
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận thường mơ hồ như đau âm ỉ vùng thắt lưng, buồn nôn, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Đáng lo ngại, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi sỏi đã gây tắc nghẽn, giãn thận, ứ nước, thậm chí suy thận không hồi phục.

Bác sĩ Cao Thị Như, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, nêu 4 cách phòng ngừa sỏi thận, như sau:
Uống đủ nước: Mỗi ngày nên uống 2-3 lít nước, chia đều trong ngày. Nên chọn nước lọc hoặc nước khoáng không ga, hạn chế nước ngọt, nước có ga và nước ép nhiều đường.
Giảm muối: Cần tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói và đồ hộp - những nguồn chứa nhiều natri. Đọc kỹ nhãn thực phẩm để đảm bảo lượng muối nạp vào không vượt 2.300 mg mỗi ngày. Ưu tiên sử dụng các loại gia vị tự nhiên như húng quế, hương thảo, tỏi, ớt để món ăn thêm đậm đà.
Hạn chế đạm động vật: Giảm đạm động vật, bổ sung protein từ thực vật như các loại đậu, hạt, đậu nành. Đạm thực vật còn cung cấp chất xơ và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Bổ sung thực phẩm giàu citrate: Citrate có nhiều trong các loại quả họ cam quýt như cam, chanh, bưởi. Uống nước chanh không đường, hoặc dùng nước ép cam, bưởi nguyên chất là lựa chọn hữu ích.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ giúp cải thiện...
-
Mẹ hiến tạng cứu con gái suy thận giai đoạn cuối
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 11 tuổi được mẹ hiến thận để thoát cảnh... -
Viên sỏi thận 'khổng lồ' như san hô nằm trong cơ thể người đàn ông gần 20 năm
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh vừa được các bác...
Tin mới
-
Mỗi tuần có hơn 200 ca sốt xuất huyết mới ở Khánh Hòa, chuyên gia khuyến cáo việc cần làm ngay
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, số ca mắc sốt xuất huyết mới ở Khánh Hòa đang...11/07/2025 14:46 -
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam...11/07/2025 12:01 -
Nam thanh niên ở Đắk Lắk tử vong do dại sau khi bị chó cắn 20 ngày
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 10/7, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết,...11/07/2025 12:56 -
Phú Thọ: Phát hiện lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi khi đang đi tiêu thụ
Công an xã Tam Dương Bắc (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ) phát hiện một xe tải đang vận...11/07/2025 12:52 -
Ghép giác mạc nhập khẩu cứu đôi mắt người đàn ông mù lòa
Theo Báo VnExpress, anh Duy, 46 tuổi, bị sẹo đục sau viêm loét giác mạc nên mất thị...11/07/2025 10:08 -
Thận 'hóa đá' ở tuổi 35
Theo VnExpress, khi hình ảnh hai quả thận của bệnh nhân 35 tuổi hiện lên màn hình máy...11/07/2025 10:04 -
Những thực phẩm dễ kiếm giúp giảm ốm nghén cho mẹ bầu
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ốm nghén là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu, đặc...11/07/2025 08:20 -
Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không...11/07/2025 08:38 -
Phẫu thuật thành công ca viêm ruột thừa hiếm gặp, nguy cơ tử vong nếu chậm trễ
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Quân y 4 vừa phẫu thuật thành công một...10/07/2025 14:55 -
TP HCM sẽ biến trạm y tế thành bệnh viện mini
Theo Báo VnExpress, TP HCM dự kiến nâng cấp hơn 100 trạm y tế thành "bệnh viện mini"...10/07/2025 14:46 -
Cách nào giảm mỡ dưới da?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mỡ dưới da là lớp mỡ mà bạn có thể 'véo'...10/07/2025 14:44 -
Các lựa chọn thuốc điều trị răng nhạy cảm
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, răng nhạy cảm gây đau răng khi phản ứng với nhiệt,...10/07/2025 14:42 -
Người đàn ông suýt tử vong 2 lần khi ngủ vì bệnh di truyền hiếm gặp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Nam bệnh nhân 44 tuổi mắc hội chứng Brugada - một...10/07/2025 09:35 -
Học sinh thừa cân, béo phì ở TPHCM cao hơn rất nhiều so với cả nước và mức ‘báo động đỏ’ trong khu vực
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở TPHCM...10/07/2025 09:30