Mẹ hiến tạng cứu con gái suy thận giai đoạn cuối
Bệnh nhi phát hiện các triệu chứng bất thường khoảng 5 năm trước, thỉnh thoảng sưng mắt hai bên mỗi sáng thức dậy. Gia đình nghĩ đó là biểu hiện thông thường khi trẻ con khóc hoặc ngủ dậy. Sau một thời gian, tình trạng nặng dần, bé được đưa từ Lâm Đồng đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám.
Bác sĩ chẩn đoán hội chứng thận hư kháng thuốc có đột biến gene ức chế khối u Wilms-1 (WT1), không đáp ứng các thuốc ức chế miễn dịch điều trị thông thường dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Những năm qua, bé phải chạy thận nhân tạo chu kỳ 3 lần mỗi tuần tại viện sau một thời gian thẩm phân phúc mạc.
PGS.TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Trưởng Khoa Thận nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết nếu không được ghép thận, bé phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc suốt đời. Việc chạy thận kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng chức năng tim mạch, nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, việc này cũng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, bé không thể đến trường học hành vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi. Kinh tế gia đình cũng khó khăn hơn do bố mẹ phải nghỉ việc đưa bé đi chạy thận.
Hội đồng ghép thận của bệnh viện đã hội chẩn nhiều lần để xác định rõ các yếu tố nguy cơ và lên kế hoạch các bước phẫu thuật cụ thể. Tiên lượng xa của ghép thận rất khác nhau trên trẻ hội chứng thận hư kháng corticoid có đột biến gene WT1 và không đột biến gene này. Ngày 1/7, bé được ghép thận trái vào hố chậu phải từ người cho sống là mẹ và cắt thận phải tận gốc.
BS.CK2 Đặng Xuân Vinh, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết đây là ca ghép thận đầu tiên tại viện bệnh nhi bị suy thận mạn giai đoạn cuối do đột biến gene WT1 hiếm gặp. Trước đây, những bệnh nhi đã từng được ghép thận không cần phải cắt thận tận gốc. Với trường hợp này, kíp mổ đã cùng một lúc cắt thận phải tận gốc và cấu trúc giống mô tinh hoàn (bị loạn sản) bên phải để tránh nguy cơ ung thư hóa thận và tuyến sinh dục do đột biến gene, sau đó ghép thận mới cho bệnh nhi.
Hiện, sau một tuần ghép thận, sức khỏe bệnh nhi hồi phục tốt, ăn uống bình thường, dự kiến xuất viện trong thời gian tới. Khi đến tuổi dậy thì, bé sẽ được dùng hormone testosterone thay thế để giúp phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát và nâng cao chất lượng sống.

Gene WT1 là gene ức chế u Wilms (u nguyên bào thận), có vai trò trong quá trình biệt hóa tuyến sinh dục từ mầm sinh dục ban đầu từ trong thời kỳ bào thai. Gene này cũng tham gia vào quá trình cấu tạo của thận, khi có đột biến sẽ gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau, trong đó có bệnh hội chứng thận hư, dẫn đến suy thận. Trẻ bị đột biến gene có nguy cơ cao tiến triển thành u Wilms và ung thư tuyến sinh dục vì tuyến sinh dục không được biệt hóa hoàn chỉnh và bị loạn sản.
Theo TS.BS. Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, việc phát hiện đột biến gene có giá trị rất lớn trong điều trị cho trẻ bị hội chứng thận hư kháng thuốc, đặc biệt là trẻ có chỉ định ghép thận. Do đó, trẻ sau khi được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư kháng thuốc cần được làm xét nghiệm gene sớm.
Tin liên quan
-
Theo Báo Tuổi trẻ, Gần 13% dân số Việt Nam mắc bệnh thận mạn, nhiều ca do dùng...
-
Suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc điều trị bệnh gout
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, mới đây, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận... -
Hỏng thận ở tuổi 23
Theo báo Vietnamnet, chủ quan với sức khỏe, ăn uống vội vàng, dùng thực phẩm chế biến sẵn,...
Tin mới
-
Cách hồi phục sức khỏe sau khi uống nhiều rượu bia
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống rượu bia có thể làm tăng thêm phần hứng khởi,...07/07/2025 14:39 -
Quân y đảo Nam Yết cấp cứu ngư dân bị đột quỵ trên biển
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sáng 7/7, Bệnh xá đảo Nam Yết (đặc khu Trường Sa,...07/07/2025 14:08 -
6 loại thuốc không uống cùng với sữan
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số loại thuốc có thể phản ứng với sữa và...07/07/2025 14:06 -
5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung...07/07/2025 14:04 -
Mẹ hiến tạng cứu con gái suy thận giai đoạn cuối
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 11 tuổi được mẹ hiến thận để thoát cảnh...07/07/2025 14:01 -
Bổ sung bao nhiêu protein để cơ thể khỏe đẹp?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Thực phẩm giàu protein có thể giúp cơ thể khỏe đẹp,...07/07/2025 10:34 -
5 công thức nước mận giảm cân, giải khát mùa hè
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nước mận giảm cân là công thức đơn giản giúp vừa...07/07/2025 10:54 -
6 mẹo an toàn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đau lưng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ...07/07/2025 08:59 -
Kê đơn thuốc ngoại trú lên đến 90 ngày: Bác sĩ khuyến cáo gì với người bệnh mạn tính?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, việc phải đến bệnh viện mỗi tháng để lấy đơn thuốc,...07/07/2025 08:59 -
Bé trai tử vong do bệnh dại không rõ nguồn lây
Theo Báo VnExpress, bé trai 11 tuổi nhập viện với triệu chứng sợ nước, sợ gió, hoảng loạn,...06/07/2025 20:05 -
Điều gì xảy ra nếu dùng điện thoại trước khi ngủ?
Theo Báo VnExpress, xem điện thoại liên tục ngay trước giờ đi ngủ có thể gia tăng căng...06/07/2025 20:02 -
5 món ngon từ thịt vịt giúp giải nhiệt mùa hè
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức thịt...06/07/2025 11:52 -
5 loại thuốc cần tránh khi sử dụng thuốc tránh thai
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, dùng một số thuốc và thực phẩm bổ sung trong khi...06/07/2025 10:30 -
Kết hợp yoga và ăn uống thế nào để tối ưu giảm mỡ bụng?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, giảm mỡ bụng không chỉ phụ thuộc vào việc tập luyện,...06/07/2025 08:49