0989 285 285 [email protected]
Thứ tư, 01/05/2024 17:57 (GMT+7)

Suýt mất khả năng làm bố vì biến chứng quai bị

Biến chứng teo tinh hoàn của căn bệnh quai bị khiến người chồng bị vô tinh (không có tinh trùng trong tinh dịch).

Biến chứng dẫn đến "vô tinh"

Kết hôn ở tuổi 19 nên chị Nguyễn Thị Nhung (sn 1995, Hải Dương) không đặt nặng chuyện sinh con sớm. Tuy nhiên, sau vài năm không có dấu hiệu mang thai, hai vợ chồng chị bắt đầu lo lắng, sốt ruột.

Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF HANOI), vợ chồng chị Nhung được thông báo không thể có con nếu không can thiệp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro-TESE) kết hợp với Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Biến chứng teo tinh hoàn của căn bệnh quai bị khiến chồng chị Nhung bị vô tinh (không có tinh trùng trong tinh dịch).

Vì vậy, bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn để tìm tinh trùng cho người chồng, sau đó tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ để tạo phôi.

ThS.BS Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Nam học - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro-TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, mang lại hiệu quả điều trị cao cho các trường hợp vô tinh. Phẫu thuật vi phẫu này cho kết quả tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng.

“Đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ mổ phải có kinh nghiệm "căn" rất chuẩn sao cho tinh trùng lấy ra đủ để làm IVF và cũng không lấy quá nhiều mô gây tổn thương tinh hoàn ảnh hưởng đến chức năng tình dục sau này”, BS Việt cho hay.

thbs-a-inh-ha-u-via-t-pha-u-thua-t-vi-pha-u-micro-tese.jpg
ThS.BS Đinh Hữu Việt thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE. Ảnh: BVCC.

Khó khăn trong quá trình chuyển phôi

Trải qua các bước thăm khám và điều trị, vợ chồng chị Nhung đã có phôi đủ điều kiện để chuyển vào tử cung người mẹ. Tuy nhiên, đến khi chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi thì bác sĩ siêu âm phát hiện những chùm polyp có thể cản trở quá trình đậu thai, bác sĩ chỉ định chị Nhung nội soi thăm dò buồng tử cung kết hợp cắt bỏ polyp...

thsbs-tra-nh-tha-tha-y-chuya-n-khoa-sa-n-pha-khoa-t-va-n-ba-nh-nha-n.jpg
ThS.BS Trịnh Thị Thuý tư vấn bệnh nhân về tình trạng polyp buồng tử cung. Ảnh: BVCC.

Theo ThS.BS Trịnh Thị Thuý (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội): Polyp buồng tử cung chiếm khoảng 10 - 15% nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

Phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán kịp thời các bệnh lý buồng tử cung, đồng thời hỗ trợ điều trị xử lý các tổn thương một cách tốt nhất, giúp tăng tỷ lệ có thai tự nhiên cũng như tăng hiệu quả chuyển phôi thành công ở các cặp vợ chồng can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Với trường hợp của chị Nhung, polyp dạng chùm, nhỏ rất khó để phát hiện thông qua các phương pháp thông thường như siêu âm bơm nước, siêu âm 3D buồng tử cung, … Khi thực hiện phẫu thuật nội soi buồng tử cung, ngoài hỗ trợ phát hiện các tổn thương như: polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung… khiến người phụ nữ khó đậu thai thì bác sĩ có thể tiến hành can thiệp loại bỏ các khối polyp cũng như xử lý tách dính trong các trường hợp dính buồng tử cung.

Vượt qua những đợt điều trị vất vả, vợ chồng chị Nhung đã thành công đón bé gái đầu lòng vào tháng 4/2020.

a-nh-hai-ba-sinh-a-a-i.jpg
Vợ chồng chị Nhung thành công IVF lần 2, đón cặp sinh đôi (một trai một gái).

Tháng 7/2022, khi con gái đầu lòng được 3 tuổi, hai vợ chồng chị Nhung tiếp tục trở lại AF HANOI để chuyển phôi trữ.

Tuy nhiên, ở lần thăm khám tiếp theo bác sĩ thông báo, niêm mạc tử cung của chị Nhung bị quá sản toàn bộ, polyp dày đặc buồng tử cung... Lần này, chị được bác sĩ chỉ định điều trị thuốc và thực hiện mổ nội soi buồng tử cung ngay trong chu kỳ để loại bỏ các chùm polyp trước khi thực hiện chuyển phôi.

Cuộc phẫu thuật nội soi thành công tốt đẹp, bác sĩ thông báo chu kỳ sau có thể thực hiện chuyển phôi.

Đến nay, gia đình chị đã có thêm một cặp sinh đôi (một trai, một gái) sau khi thực hiện IVF lần 2.

Bạn đang đọc bài viết Suýt mất khả năng làm bố vì biến chứng quai bị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Nơm nớp lo ngộ độc thực phẩm
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam, trong đó có các vụ ngộ độc tập thể và nhiều người bị nặng phải nhập viện...
Corticoid – con dao hai lưỡi
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh và chống dị ứng. Chính bởi tác dụng đa năng này mà tình trạng lạm dụng corticoid trở nên phổ biến.
Điều dưỡng - nghề làm dâu trăm họ
Nghề y luôn phải đối diện với nhiều tình huống khác nhau, sẵn sàng với những ca trực thức trắng đêm, theo sát diễn biến từng giây, từng phút của người bệnh. Thế nhưng, những người điều dưỡng vẫn đặc biệt hơn cả.
Hiểm hoạ đuối nước từ địa điểm du lịch tự phát
Trong những ngày nắng gay gắt vừa qua, đặc biệt là vào dịp lễ, ngày nghỉ, ngoài tới những khu du lịch quy mô, có quản lý, không ít người dân đã tìm đến các hồ đập, sông, suối… Những điểm du lịch tự phát với cảnh sắc đẹp, nhưng kèm theo đó là nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích và đuối nước.
Bổ sung vitamin đúng cách
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân càng tăng cao. Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.
Trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh lao
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị. Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu.