Người đàn ông thường xuyên xúc miệng bằng cồn, không may mua phải hàng giả dẫn đến hôn mê nguy kịch
Nguy kịch vì thói que dùng cồn để súc miệng, chữa đau răng
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận người đàn ông 55 tuổi, (Hoàng Mai, Hà Nội) trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, nhiễm toan chuyển hóa nặng.
Xét nghiệm trong máu có chứa nồng độ cồn công nghiệp methanol cao 116,63 mg/dL, kết quả chụp MRI não có xuất hiện tổn thương hoại tử nhân bèo và biến chứng chảy máu não. Điều đáng nói bệnh nhân không có tiền sử nghiện rượu, cơ thể khoẻ mạnh và thường chỉ có thói quen dùng cồn để súc miệng, ngậm chữa đau răng.
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 1 tuần trở lại đây, bệnh nhân bị viêm tuỷ răng, có mua cồn 70 độ ở hiệu thuốc gần nhà về súc miệng và ngậm. Bệnh nhân ngậm liên tục trong 1 giờ, ngày ngậm 3 - 4 lần.
Trước 3 ngày nhập viện, bệnh nhân ăn uống kém, xuất hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, sau đó xuất hiện thêm triệu chứng nhìn mờ. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại thời điểm nhập viện ban đầu, ngoài những triệu chứng kể trên người bệnh tỉnh táo, các chỉ số sinh tồn, tim phổi bình thường, không rối loạn cảm giác. Chụp MRI não có xuất hiện ổ nhồi máu nhỏ nhân bèo trái. Xét nghiệm khí máu các chỉ số cho thấy sự bất thường.
Tiếp đó, bệnh nhân giảm dần ý thức, đồng tử giãn, suy hô hấp, hôn mê phải đặt nội khí quản thở máy. Nghi ngờ ngộ độc methanol nên ngay trong ngày, bệnh nhân được chuyển tới Trung tâm Chống độc để đánh giá, xử trí, lọc máu.
Các bác sĩ Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân bị ngộ độc methanol. Kết quả xét nghiệm mẫu cồn bệnh nhân sử dụng, mặc dù nhãn mác ghi "Ethanol cồn 70 độ", nhưng không hề có ethanol, mà chỉ có cồn công nghiệp methanol chiếm đến 77,5%.
Bệnh nhân dùng "cồn" để ngậm thời gian dài, miệng có vết thương hở (viêm tuỷ răng), "cồn" thẩm thấu qua niêm mạc và cũng không ngoại trừ quá trình ngậm bệnh nhân có nuốt phải. Đây là những nguyên nhân khiến bệnh nhân ngộ độc và dẫn đến tình trạng nguy kịch như hiện nay.
Khuyến cáo của chuyên gia chống độc
Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều năm qua, Trung tâm đã gặp các bệnh nhân như trên, phần lớn bị mù mắt, di chứng não hoặc tử vong.
Loại cồn sát khuẩn phổ biến là ethanol, còn methanol là cồn công nghiệp, hóa chất độc hại, khả năng sát trùng rất kém và không được dùng để sát trùng.
Cồn công nghiệp methanol có thể dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa, qua da và đường hô hấp. Methanol cũng dễ bốc hơi nên hít nhiều hoặc kéo dài cũng bị ngộ độc.
Các chai cồn nguy hiểm này được đóng chai và nhãn mác ở hai dạng: Một là ở dạng hàng giả, có hình thức và công bố giống như sản phẩm cồn sát trùng "nghiêm chỉnh" (đề rõ công dụng sát trùng, hỗ trợ sát trùng, khử trùng, thành phần ethanol 70-90 độ).
Hai là ở dạng nhập nhèm thông tin, mẫu mã, đánh lừa người tiêu dùng, trông thoạt nhìn giống hệt chai cồn sát trùng, về hình dáng, màu sắc, nhưng đọc kỹ thông tin trên nhãn thì công dụng lại không dùng để sát trùng hay khử trùng, hoặc sát khuẩn hay khử khuẩn, thành phần ghi chung chung là cồn, hoặc ghi rõ là methanol, công dụng lại chỉ ghi là để lau chùi, vệ sinh hoặc để đốt.
Với các chai cồn methanol, bản chất là chai hóa chất độc hại lại có thông tin nhập nhèm, đánh lừa người tiêu dùng và trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng cũng là vấn đề phức tạp. Thực trạng có nhiều sản phẩm cồn sát trùng rởm chứa methanol rất đang báo động nhiều năm nay và không cải thiện, đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Bệnh viện Bạch Mai đã từng cho lấy mẫu tất cả các sản phẩm cồn đang sử dụng ở bệnh viện, xét nghiệm kiểm tra nồng độ cồn sát trùng ethanol, isopropanol có đạt hay không, có sản phẩm nào có cồn công nghiệp methanol hay không, để đảm bảo an toàn tối đa cho các bệnh nhân. Công tác này sẽ tiếp tục được bệnh viện thực hiện định kỳ, đột xuất và liên tục trong thời gian tới.
TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên cho rằng để giải quyết thực trạng cồn sát trùng rởm, rượu rởm thì vai trò chính là của cơ quan chức năng, cần phải quản lý hóa chất độc hại, không thể để lưu hành dễ dàng rộng rãi và nhầm lẫn như hiện nay, từ khâu đăng ký, quản lý kinh doanh đến khâu, thanh tra, hậu kiểm và xử lý phải nghiêm.
Làm sao để hóa chất cồn công nghiệp methanol một khi đã vào cộng đồng rồi thì phải được đánh dấu, phân biệt để người dân dễ dàng nhận ra ngay là hóa chất độc hại, kẻ xấu cũng không thể đóng thành chai cồn hoặc chai rượu.
Các nước phát triển như Mỹ đã cho chất màu xanh lam vào cồn methanol, để xử trí chuyện rượu rởm, cồn rởm và nếu có cố ý uống thì cũng dễ nhận biết là hóa chất và được đưa đến viện ngay để cấp cứu kịp thời.

Với người dân, trong giai đoạn các sản phẩm cồn sát trùng còn kém an toàn, đầy rủi ro như hiện nay thì rất thận trọng khi đi mua cồn sát trùng.
Cần phải mua ở các hiệu thuốc uy tín, mua chai cồn nào thì phải đảm bảo có bằng chứng mua (ví dụ hóa đơn, tích kê bán ở đúng hiệu thuốc đó, để ràng buộc trách nhiệm khi vấn đề xảy ra), đọc kỹ tất cả các thông tin trên nhãn mác chai cồn, nếu là cồn sát trùng thì phải có các mục rõ ràng.
Mục "Thành phần" phải ghi nồng độ, tỷ lệ, hàm lượng các cồn sát trùng như ethanol, isopropanol rõ ràng, không được có thành phần methanol. Cùng đó, mục "Công dụng" ghi rõ dùng để sát trùng hoặc sát khuẩn, khử trùng, hoặc khử khuẩn.
Khi có các từ ngữ nhập nhèm như "hỗ trợ sát trùng/sát khuẩn/khử khuẩn/sát khuẩn" hay chỉ ghi là "sát trùng/khử trùng dụng cụ mà không đề cập tới việc dùng trên người thì cần rất lưu ý vì có thể là các sản phẩm không an toàn.
Tin liên quan
-
Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm tại dự án Bệnh...
-
Điều dưỡng Bạch Mai tiên phong kiến tạo tương lai trong kỷ nguyên số
Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang mạnh... -
Tuyển sinh Cao đẳng Y Bạch Mai 2025 chính thức mở cửa
Bạn ấp ủ ước mơ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng? Bạn muốn học tập trong môi...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43