Mắc viêm khớp dạng thấp có uống được cà phê?
1. Cà phê có làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp không?
Hiện bằng chứng về vấn đề này còn mâu thuẫn. Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ cà phê và viêm khớp dạng thấp. Trong một bài đánh giá các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ nhiều cà phê và cà phê không chứa caffein có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc RA.
Theo đó, một tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ lên 6% và một tách cà phê không chứa caffein có liên quan đến việc tăng nguy cơ lên 11%. Các tác giả nghiên cứu cho rằng sự gia tăng cao hơn ở cà phê không chứa caffein có thể liên quan đến quá trình khử caffein, bao gồm các hóa chất, cũng như hàm lượng chất chống oxy hóa tương ứng của đồ uống.
Nhưng cũng có bằng chứng trái ngược, với các nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê và viêm khớp dạng thấp. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cà phê có thể bảo vệ chống lại viêm khớp dạng thấp. Điều quan trọng cần lưu ý là cà phê không đường có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc RA và tác dụng bảo vệ này có thể liên quan đến việc tăng cường quá trình trao đổi chất và phản ứng chống viêm của cà phê.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một tình trạng tự miễn dịch gây viêm và tổn thương ở các khớp.
2. Ưu và nhược điểm của caffeine đối với người mắc viêm khớp dạng thấp
Ưu điểm
Việc uống caffeine có thể cải thiện:
-
Tâm trạng
-
Mức năng lượng
-
Sự tỉnh táo và khả năng tập trung
Nhược điểm
-
Cà phê (và lượng caffeine nạp vào cơ thể) có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
-
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 5 tách cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm giảm mật độ xương ở một số nhóm phụ nữ. Điều này rất quan trọng đối với những người bị viêm khớp dạng thấp, những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn mức trung bình.
-
Uống caffeine có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngủ ngon rất cần thiết cho sức khỏe tốt và ngủ kém có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.
Theo TS.BS. Andrew Wang, chuyên khoa thấp khớp Trường Y khoa Yale (Hoa Kỳ), cà phê có thể tốt ở một số khía cạnh nhưng lại có thể gây hại ở những khía cạnh khác, chẳng hạn như làm tăng nhịp tim của một người. ‘Tôi khuyên bệnh nhân của mình hãy uống cà phê nếu họ thích, nhưng đừng coi nó là thuốc và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình’, TS.BS Andrew Wang cho biết.
3. Có nên dùng caffeine khi uống thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Theo thông tin đăng trên trang everydayhealth, caffeine không chống chỉ định với các loại thuốc thông thường dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, nhưng cần lưu ý rằng nó có thể làm giảm hoặc làm trầm trọng thêm một số tác dụng phụ của thuốc trị viêm khớp dạng thấp như prednisone, methotrexate và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Prednisone: Một tác dụng phụ của prednisone là mất ngủ, do đó người bệnh không nên uống cà phê và các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine khác nếu đang dùng thuốc này và gặp vấn đề về giấc ngủ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cà phê có thể bảo vệ chống lại viêm khớp dạng thấp…
- Methotrexate: Đối với người đang dùng methotrexate có thể cân nhắc thêm một chút caffeine vào thói quen của mình. Khi các nhà nghiên cứu theo dõi những người bị RA dùng methotrexate trong gần một năm, họ thấy rằng trong số những người gặp khó khăn khi dung nạp thuốc do các triệu chứng khó chịu của thuốc, hơn một nửa vẫn ổn khi họ dùng một ít caffeine, dưới dạng cà phê hoặc sô cô la đen cùng với thuốc của họ. 13% khác đã giảm đau một phần khi thêm caffeine.
- NSAID: Caffeine được phát hiện có tác dụng tăng cường phản ứng giảm đau của NSAID, dẫn đến các công thức kết hợp có chứa caffeine (thường nhằm mục đích điều trị đau đầu).
Tuy nhiên, NSAID thường được dùng để giảm đau RA, cũng như caffeine, có thể gây đau dạ dày ở một số người. Sử dụng cả hai loại cùng nhau có thể làm tăng thêm tình trạng kích ứng, đây là điều cần lưu ý đối với người nhạy cảm với các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa.
4. Bao nhiêu caffeine là quá nhiều?
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây mất ngủ, bồn chồn, nhịp tim nhanh, buồn nôn, đau đầu hoặc các tác dụng không mong muốn khác. Theo FDA, khoảng 400 mg caffeine mỗi ngày (hai đến ba tách cà phê) không liên quan đến bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào ở hầu hết người lớn, nhưng lưu ý rằng mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau với caffeine và một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa caffeine.
Các chuyên gia cho biết, cho đến khi có nhiều nghiên cứu hơn làm rõ vai trò của caffeine, bạn có thể uống cà phê ở mức độ vừa phải, khoảng một hoặc hai cốc mỗi ngày.
Đồ uống cà phê có nhiều đường thường chứa chất béo không lành mạnh, đặc biệt là chất béo bão hòa, cũng liên quan đến tình trạng viêm. Những người bị RA nên hạn chế lượng chất béo bão hòa hấp thụ.
Tin liên quan
-
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, vitamin là một phần thiết yếu để duy trì sức khỏe...
-
Làm gì để da không bắt nắng?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43