0989 285 285 [email protected]
Thứ tư, 06/03/2024 06:20 (GMT+7)

Lắng nghe thế giới chăm sóc thính lực đúng cách

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội Cha mẹ trẻ khiếm thính và người khiếm thính Việt Nam (VNAP HLC- thuộc Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam) phối hợp với Doanh nghiệp xã hội vì người khiếm thính Việt Nam SHE+ tổ chức Chương trình nhân Ngày Thính giác thế giới 3/3.

Chương trình có tiêu đề "Lắng Nghe Thế Giới - Chăm Sóc Thính Lực Đúng Cách", với sự đồng hành của Đại Sứ Lắng Nghe - Nghệ Sỹ Viola Quốc Tế Nguyệt Thu

Phát biểu tại chương trình, ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cho biết, hiện ở Việt Nam có gần 8 triệu người khuyết tật, trong đó có hơn 800.000 trẻ em khuyết tật với gần 40.000 trẻ em khiếm thính.

Ông Thanh nhấn mạnh, những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật. Sự quan tâm đó được thể hiện qua việc Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật.

Cụ thể, Việt Nam là một trong các quốc gia đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em (năm 1990). Sau 1 năm, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991 và đến năm 2016 sửa đổi thành Luật Trẻ em. Năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết tật. Năm 2014, Quốc hội cũng đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.

“Chính vì vậy, người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng đã được quan tâm chăm sóc và bảo vệ, cuộc sống của trẻ em khuyết tật đã dần được cải thiện…”, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, hiện vẫn còn số lượng không ít trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt các trẻ ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Trong thời gian tới rất cần sự quan tâm của cộng đồng, xã hội, đặc biệt là các tổ chức người khuyết tật và vì người khuyết tật.

Sản phẩm được làm từ bao bì mỳ tôm của trẻ khiếm thính

“Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đánh giá rất cao Hội Cha mẹ trẻ khiếm thính và người khiếm thính Việt Nam trong những năm qua có nhiều chương trình chăm sóc, tư vấn các phụ huynh của trẻ khiếm thính có kỹ năng chăm sóc con, đặc biệt là các chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ khiếm thính…”, ông Thanh nói.

Tại sự kiện Nghệ Sỹ Viola Quốc Tế Nguyệt Thu đã xúc động chia sẻ cơ duyên để trở thành Đại sứ Lắng nghe của những người khiếm thính. Nghệ sỹ Nguyệt Thu có con trai bị tự kỷ và chị thấu hiểu nỗi niềm của những gia đình có con bị khuyết tật. Chị liên tục về Việt Nam vì các hoạt động thiện nguyện.

Tại chương trình đã diễn ra các hoạt động như: Trình diễn Bộ sưu tập áo dài Hơi thở mùa xuân do chính các bạn khiếm thính thực hiện; Đấu giá tranh gây quỹ Hành trình âm thanh 2024; Triển lãm tranh do trẻ khiếm thính vẽ; Trải nghiệm làm sản phẩm thủ công từ vỏ mì tôm cùng trẻ khiếm thính; Tìm hiểu về chăm sóc thính giác đúng cách…

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu có khoảng 466 triệu người (5% dân số) bị nghe kém, trong đó 34 triệu là trẻ em. Ước tính đến 2050 sẽ tăng gấp đôi tức là có khoảng 1 tỉ người, tức cứ 10 người thì 1 người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về giác đa số ở các nước thu nhập trung bình và kém. Chi phí tiêu tốn vào giải quyết mất thính lực khoảng 750 tỉ USD.

Tiến sĩ Shelly Chadha, cán bộ kỹ thuật của WHO nói, "một khi đã mất thính giác thì nó sẽ không quay trở lại”. Mất thính giác không được điều trị có thể dẫn đến sự cô lập và có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng thấp, mất trí nhớ, giảm khả năng vận động...

Nguyên nhân gây ra nghe kém có thể do di truyền, biến chứng lúc sinh, các bệnh nhiễm trùng bất kỳ, viêm tai mạn tính, do sử dụng thuốc, tiếp xúc tiếng ồn, và do tuổi tác. 60% nghe kém lúc nhỏ do các nguyên nhân có thể phòng tránh được. 1,1 tỉ người trẻ 12-35 tuổi có nguy cơ nghe kém do tiếp xúc tiếng ồn từ các thiết bị tiêu khiển.

Bạn đang đọc bài viết Lắng nghe thế giới chăm sóc thính lực đúng cách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Nơm nớp lo ngộ độc thực phẩm
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam, trong đó có các vụ ngộ độc tập thể và nhiều người bị nặng phải nhập viện...
Corticoid – con dao hai lưỡi
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh và chống dị ứng. Chính bởi tác dụng đa năng này mà tình trạng lạm dụng corticoid trở nên phổ biến.
Điều dưỡng - nghề làm dâu trăm họ
Nghề y luôn phải đối diện với nhiều tình huống khác nhau, sẵn sàng với những ca trực thức trắng đêm, theo sát diễn biến từng giây, từng phút của người bệnh. Thế nhưng, những người điều dưỡng vẫn đặc biệt hơn cả.
Hiểm hoạ đuối nước từ địa điểm du lịch tự phát
Trong những ngày nắng gay gắt vừa qua, đặc biệt là vào dịp lễ, ngày nghỉ, ngoài tới những khu du lịch quy mô, có quản lý, không ít người dân đã tìm đến các hồ đập, sông, suối… Những điểm du lịch tự phát với cảnh sắc đẹp, nhưng kèm theo đó là nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích và đuối nước.
Bổ sung vitamin đúng cách
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân càng tăng cao. Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.
Trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh lao
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị. Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu.