Khi chiếc áo blouse trắng bị nhuốm bạo lực: Báo động đỏ cho ngành y
1. Bạo hành nhân viên y tế: Vấn nạn đang ngày càng lan rộng
Gần đây nhất, vào khoảng 23h50 ngày 31/5/2025 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, một nữ điều dưỡng trong quá trình tiếp nhận giấy tờ và hướng dẫn người nhà bệnh nhân làm thủ tục theo quy định của bệnh viện đã bất ngờ bị con trai của bệnh nhân là T. T.A (32 tuổi, trú tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh) dùng tay tát vào mặt làm văng kính, khiến chị bị sưng má trái, chóng mặt, hoa mắt và phải nằm viện điều trị trong trạng thái tinh thần hoảng loạn.
Một trong những vụ việc nghiêm trọng khác xảy ra vào sáng 4/5/2025 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Khi các bác sĩ đang nỗ lực cấp cứu một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, con trai bệnh nhân, anh N.V.T. (33 tuổi, trú tại huyện Xuân Trường), đã bất ngờ xông vào buồng bệnh, chửi mắng và đấm liên tiếp vào đầu, mặt điều dưỡng viên N.V.H . Hành vi này không chỉ gây tổn thương thể chất cho nhân viên y tế mà còn làm gián đoạn quá trình cấp cứu bệnh nhân
Hình ảnh nam điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân hành hung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ( Nguồn: Báo Người Lao Động )
Đây không phải là những trường hợp cá biệt. Trước đó, vào ngày 25/4, tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ), các bác sĩ cũng bị người nhà bệnh nhân xô đẩy, tấn công trong lúc đang cấp cứu cho một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ. Mặc dù bị hành hung, các y bác sĩ vẫn kiên trì thực hiện nhiệm vụ, không rời bỏ vị trí để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.
Nam điều dưỡng (khoanh tròn) còn bị người nhà bệnh nhân đạp vào bụng. Ảnh: từ clip. ( Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống )
Theo số liệu từ Bộ Y tế, phần lớn các vụ bạo lực nhắm vào nhân viên y tế xảy ra tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, với 70% nạn nhân là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc người nhà bệnh nhân không hiểu rõ quy trình cấp cứu, suy đoán bác sĩ chậm trễ, hoặc bị ảnh hưởng bởi rượu bia, chất kích thích.
Hành vi hành hung nhân viên y tế không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế. Đã đến lúc toàn xã hội cần chung tay lên tiếng, bảo vệ những người đang ngày đêm cống hiến vì sức khỏe cộng đồng.
2. Những bước đi cần thiết để dập tắt bạo lực trong ngành y
Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ và cụ thể hơn. Việc xây dựng cơ chế pháp lý rõ ràng để bảo vệ nhân viên y tế không chỉ cần thiết mà còn rất cấp bách. Mọi hành vi tấn công người làm nhiệm vụ cần bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, thay vì chỉ dừng lại ở mức hòa giải hay nhắc nhở.
Bên cạnh đó, các bệnh viện, cơ sở y tế cũng cần cải thiện hệ thống an ninh, bố trí bảo vệ chuyên trách và thiết lập quy trình ứng phó khẩn cấp khi có sự cố xảy ra. Về phía truyền thông và xã hội, cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp người dân hiểu rằng y bác sĩ không phải là đối tượng để trút giận, mà là những người đang ngày đêm gồng mình vì sức khỏe của chính chúng ta.
Nhân viên y tế không thể tiếp tục đơn độc trong cuộc chiến chống bạo lực. Sự lên tiếng mạnh mẽ từ ngành y, từ xã hội và từ chính những người dân sẽ là tấm lá chắn hữu hiệu để bảo vệ những người đáng được tôn trọng nhất — những "chiến sĩ áo trắng" trên mặt trận không tiếng súng.
Tin liên quan
-
Theo báo Dân trí, nam thanh niên tát nữ điều dưỡng tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04