Hút thuốc lá điện tử mỗi ngày, nhiều bạn trẻ nhập viện vì rối loạn tâm thần
Học sinh nhập viện tâm thần vì hoang tưởng, ảo giác
Theo thông tin từ Bệnh viện Tâm thần Nghệ An, số lượng bệnh nhân là học sinh từ 15 - 17 tuổi có các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, loạn thần nhập viện điều trị khá nhiều. Nhưng để phân loại bệnh nhân nào bị hoang tưởng, ảo giác, loạn thần do sử dụng chất gây nghiện, hoặc sử dụng thuốc lá điện tử (vape) là không dễ dàng.
BS.CKI Phạm Thị Anh, Trưởng khoa cấp cứu hồi sức tích cực, chống độc (Bệnh viện tâm thần Nghệ An), cho biết, thực tế có rất nhiều cháu bị loạn thần, ảo giác ở lứa tuổi học sinh, nhưng không thể bóc tách số lượng bao nhiêu em dùng chất gây nghiện hoặc dùng thuốc lá điện tử có chứa ma túy tổng hợp.

Cũng theo bác sĩ Anh, khi học sinh sử dụng thuốc lá điện tử bị loạn thần chắc chắn bị pha trộn ma túy tổng hợp. Mỗi bệnh nhân khi vào điều trị thường mất hơn ba tuần có thể ổn định và xuất viện được.
Trường hợp của nam sinh Đ.M.T. (học sinh THPT tại xã Diễn Châu, Nghệ An) là một cảnh báo rõ ràng về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe tâm thần. Em T. được người nhà đưa đến khám trong tình trạng có nhiều hành vi bất thường, mệt mỏi, đờ đẫn, không kiểm soát được cảm xúc. Gia đình cho biết, T. có dấu hiệu thay đổi tâm lý, hay tự nhốt mình trong phòng, nói năng lộn xộn, phản ứng chậm và thường nhìn thấy những điều mà người khác không nhìn thấy, luôn cho rằng có người đang làm hại mình.
Theo T. , em bắt đầu hút thuốc lá điện tử (vape) từ vài năm trước, ban đầu là do tò mò khi đi chơi với bạn chỉ hút thử cho vui. Tuy nhiên, gần đây, T. sử dụng vape ngày càng nhiều, trung bình mỗi ngày hút khoảng 1 pod "chill".

T. chia sẻ, việc hút vape khiến em cảm thấy dễ chịu, tăng khả năng tập trung và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, thói quen này nhanh chóng biến thành nghiện thuốc lá điện tử, gây rối loạn giấc ngủ, tâm trạng và hành vi. Sau khi nhập viện, T. được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lá điện tử. Bệnh nhân đã được điều trị tích cực bằng liệu pháp tâm lý kết hợp thuốc. Sau hơn 10 ngày, tình trạng đã dần cải thiện.
BS Phạm Thị Anh, cho biết thêm, hiện nay, rất nhiều học sinh từ 14 - 17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử pha trộn chất gây nghiện như cần sa, cỏ Mỹ. "Có trường hợp chỉ dùng 9 đến 10 hơi mỗi ngày, nhưng cũng có học sinh hút đến một tẩu/ngày và nhập viện trong tình trạng ngộ độc cấp, ý thức lơ mơ, mạch nhanh, tụt huyết áp, vã mồ hôi như tắm. Bệnh nhân phải được bù nước, điện giải và cấp cứu ngay lập tức", BS Phạm Thị Anh nói.
Có nhiều em đang điều trị dở dang phải tạm ngưng về thi tốt nghiệp sau đó quay trở lại viện điều trị tiếp.
Một trường hợp khác là em N.V.G. (học sinh lớp 12, trú tại Can Lộc, Hà Tĩnh), được gia đình đưa đến bệnh viện sau nhiều tháng có biểu hiện rối loạn hành vi nghiêm trọng. Tiền sử bệnh nhân vốn có sức khỏe và học lực bình thường. Tuy nhiên, em G. bắt đầu nghiện thuốc lá điện tử, đặc biệt là loại chứa cần sa và cỏ Mỹ. Số lượng sử dụng tăng dần đến mức nếu không hút thì không chịu nổi. Gần đây, em xuất hiện các triệu chứng bất thường như cáu gắt, la hét, bồn chồn, hoảng loạn, ảo giác, mất kiểm soát hành vi, không ăn uống và không vệ sinh cá nhân. Gia đình buộc phải đưa đi điều trị chuyên khoa tâm thần.
Thuốc lá điện tử gây hại khôn lường
Ths.BS Nguyễn Đức Tài, Phó trưởng Khoa Nhi Lão niên, Bệnh viện Tâm thần Nghệ An cho biết, thuốc lá điện tử có thiết kế bắt mắt, mùi hương dễ chịu nhưng lại chứa hàng loạt chất nguy hiểm như nicotine, glycerin, formaldehyde, acetaldehyde, thậm chí cả ma túy tổng hợp.
Nicotine là chất gây nghiện mạnh, tạo sự phụ thuộc tâm thần. Glycerin có thể gây viêm phổi, còn các hợp chất như formaldehyde, acetaldehyde là chất gây ung thư.

"Não bộ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 13 - 25 tuổi. Nếu sử dụng thuốc lá điện tử chứa tinh dầu (nhất là loại trộn cần sa) trong giai đoạn này, nguy cơ tổn thương não là không hồi phục", BS Tài cảnh báo.
Nhiều học sinh bậc trung học cơ sở nhưng có thâm niên hút vape nhiều năm, thậm chí thừa nhận từng sử dụng cần sa. Các em thường bị dụ dỗ rằng cần sa y tế là hợp pháp, nhưng thực tế loại các em dùng thường là hàng trôi nổi, không được kiểm soát, có thể gây ảo giác, hoang tưởng, loạn thần chỉ sau thời gian sử dụng.
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh THPT, sinh viên đại học phải nhập viện vì loạn thần do sử dụng thuốc lá điện tử chứa tinh dầu, cần sa pha trộn.
"Tuổi trẻ thường sợ hậu quả ngắn hạn như răng vàng, hôi miệng vốn là điểm yếu của thuốc lá truyền thống. Còn thuốc lá điện tử thì thơm, đẹp, dễ dùng và... nguy hiểm hơn nhiều lần, vì khó phát hiện, dễ lạm dụng và tàn phá não âm thầm", BS Tài phân tích.
BS Tài khuyến cáo các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao, nếu con em có biểu hiện bất thường về hành vi, cảm xúc, dễ bứt rứt, cáu gắt, phải lập tức đưa đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mới đây, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc,...
-
Mô hình bệnh tật và kết quả điều trị người bệnh bắt buộc chữa bệnh tâm thần tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương giai đoạn 2018-2022
Bài nghiên cứu "Mô hình bệnh tật và kết quả điều trị người bệnh bắt buộc chữa bệnh... -
Manh mối phanh phui vụ Viện Pháp y tâm thần T.Ư 'chống lưng' tội phạm
Theo Báo Thanh niên, khi tòa tuyên án vụ mua bán trái phép chất ma túy với số...
Tin mới
-
Hội hành nghề y tư nhân Việt Nam: Xây dựng điểm tựa vững chắc để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tư nhân
Ngày 5/7, Hội hành nghề y tư nhân Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu khóa III...05/07/2025 22:47 -
Hút thuốc lá điện tử mỗi ngày, nhiều bạn trẻ nhập viện vì rối loạn tâm thần
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, tại Nghệ An, nhiều học sinh trong độ tuổi 15 -...05/07/2025 20:28 -
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện do nhồi máu cơ tim cấp
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa cứu sống một bệnh...05/07/2025 20:26 -
Bôi kem đánh răng có giúp điều trị mụn trứng cá?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, một số người bôi kem đánh răng lên mụn trứng cá...05/07/2025 20:23 -
Bé trai 9 tuổi bất ngờ nuốt đồng xu khi đang ngậm trong miệng
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nghịch đồng xu trong miệng, bé trai 9 tuổi vô tình...05/07/2025 20:21 -
Kết hợp thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe đẹp
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa quá trình...05/07/2025 10:42 -
6 thực phẩm từ sữa giàu canxi nhất
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, uống sữa là cách dễ nhất để cung cấp cho cơ...05/07/2025 10:58 -
Tập yoga buổi sáng giúp đánh thức cơ thể và đốt cháy calo
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bắt đầu ngày mới với vài động tác yoga không chỉ...05/07/2025 08:10 -
Bay từ Mỹ về Việt Nam thay khớp gối, người đàn ông thoát khỏi cảnh đau khớp gối suốt 5 năm
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mới đây đã thay khớp...05/07/2025 08:31 -
6 bài tập giúp duy trì độ đàn hồi cho da mặt
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngoài chế độ chăm sóc da và dinh dưỡng hợp lý,...04/07/2025 15:17 -
5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp,...04/07/2025 15:28 -
7 loại thực phẩm có thể giúp giảm buồn nôn
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, buồn nôn là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân....04/07/2025 14:38 -
Có nên bổ sung magiê khi đang mang thai không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, magiê là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc...04/07/2025 14:52 -
Viên hạt nở đồ chơi khiến bé 2 tuổi tắc ruột
Theo Báo VnExpress, bé trai 2 tuổi nôn ói nhiều, trướng bụng, không đi tiêu được trong 4...04/07/2025 14:37