Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế nói về ‘kỳ tích’ ghép gan cho bệnh nhi nhỏ tuổi nhất
Ngày 7/6, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa tổ chức lễ xuất viện cho cháu V.Q.H. (15 tháng tuổi, trú thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất vừa được ghép gan thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế.
![]() |
Cháu V.Q.H. (15 tháng tuổi, trú thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất vừa được ghép gan thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế. |
Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, ghép gan cho trẻ dưới 2 tuổi là một trong những kỹ thuật khó nhất trong y học hiện đại. Với bệnh nhi H., bệnh viện phải đối mặt với nhiều thách thức, từ nguồn gan hiến phức tạp đến biến chứng nặng sau mổ. Tuy nhiên, đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện đã kiên trì để giành lại sự sống cho cháu bé 15 tháng tuổi.
Cháu V.Q.H. mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh - một căn bệnh hiếm gặp, có thể gây suy gan và tử vong. Dù đã phẫu thuật Kasai từ khi mới 3 tháng tuổi, tình trạng gan của cháu vẫn xấu dần. Đến tháng 3/2025, với chỉ số PELD Score lên tới 24, cháu được xác định buộc phải ghép gan gấp để duy trì sự sống.
![]() |
Nỗ lực giành giật sự sống cho cháu bé 15 tháng tuổi. |
Ngày 19/3, nhờ sự điều phối của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, nguồn gan hiến từ người chết não tại Bệnh viện Thống Nhất TPHCM đã được chuyển ra Huế. Mảnh gan được ghép là thùy gan trái đã được chia, có cấu trúc giải phẫu phức tạp, hai nhánh đường mật chỉ 2.0mm, động mạch gan bị tổn thương nội mạch, cùng nhiều yếu tố khiến kỹ thuật trở nên đặc biệt thử thách.
GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết, ca phẫu thuật kéo dài gần 5 tiếng, trong đó riêng xử lý đường mật đã mất 30 phút trong sự căng thẳng. Bệnh viện đã huy động toàn bộ nguồn lực của các chuyên khoa về phẫu thuật gan mật, gây mê hồi sức, nhi khoa, huyết học, vi sinh, dược lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh… nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho bệnh nhi.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi tiếp tục đối mặt với nhiều biến chứng nặng, trong đó có viêm phổi nguy kịch và hai lần phải mổ cấp cứu. Đội ngũ y bác sĩ đã phải trực chiến 24/7, phối hợp liên chuyên khoa, tận dụng mọi kỹ thuật hồi sức hiện đại để giữ vững từng dấu hiệu sống còn.
![]() |
GS.TS Phạm Như Hiệp (bìa trái) tặng quà chúc mừng gia đình cháu bé. |
Sau hơn hai tháng nỗ lực giành giật sự sống cho cháu bé, GS.TS Phạm Như Hiệp xúc động cho biết, đây là bệnh nhi thứ hai được ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Huế, nhưng là người nhỏ tuổi nhất. Thành công này khẳng định năng lực chuyên môn, đồng thời mở ra hy vọng sống cho rất nhiều trẻ em mắc bệnh gan hiểm nghèo ở Việt Nam.
Được biết, Bệnh viện Trung ương Huế hiện là một trong số rất ít cơ sở y tế tại Việt Nam thực hiện được cả ba loại ghép tạng là ghép tim, gan, thận. Với hơn 2.400 ca ghép tạng thành công, bệnh viện hiện ghi tên Việt Nam lên bản đồ ghép tạng thế giới.
Dịp này, GS.TS Phạm Như Hiệp cũng gửi lời tri ân đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các cảng hàng không và lực lượng cảnh sát giao thông tại TP HCM và Huế… đã phối hợp nhịp nhàng trong từng khâu để đưa gan hiến về Huế trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện để ca ghép được thực hiện thành công.
Từ ca ghép thành công này, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục kêu gọi cộng đồng hưởng ứng hoạt động hiến tạng nhân đạo: “Hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi. Mỗi nghĩa cử sẻ chia đều có thể mang lại ánh sáng của sự sống, một tương lai trọn vẹn hơn cho những người chờ đợi phép màu từ y học và lòng người”.
Tin liên quan
-
Theo báo VTC News, liệu pháp miễn dịch kết hợp công nghệ gene và AI mở ra bước...
-
Thiếu niên 15 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì tái sử dụng thuốc lá điện tử
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, mới đây, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc,...
Tin mới
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04