Điều trị ung thư theo hướng cá thể hóa - thêm nhiều hy vọng cho người bệnh
Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội khẳng định vai trò cốt lõi của nghiên cứu khoa học trong y học hiện đại, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn kết giữa các lĩnh vực chuyên môn và tính ứng dụng thực tiễn.
Hội thảo là không gian hội tụ của các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực điều trị lâm sàng, nghiên cứu khoa học, đào tạo y khoa và đặc biệt là sự tham dự của người bệnh ung thư, những người trực tiếp hưởng lợi từ thành quả của quá trình nghiên cứu và giảng dạy.
"Nghiên cứu y học chỉ thực sự có giá trị khi phục vụ tốt nhất cho công tác điều trị và cải thiện chất lượng sống của người dân", GS.TS Nguyễn Hữu Tú khẳng định.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.
Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2024 của Globocan, có khoảng 182.000 ca mắc mới và 122.000 ca tử vong, là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cao nhất khu vực.
GS.TS. Nguyễn Hữu Tú cho rằng, hội thảo không chỉ là nơi trình bày các báo cáo chuyên môn mà còn là minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ của mô hình không thể thiếu trong y học hiện đại. Đó là mô hình kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng lâm sàng, giữa đào tạo và thực hành, giữa y học dự phòng và điều trị đích.
"Nếu nghiên cứu lâm sàng chỉ dừng lại ở việc tổng kết kinh nghiệm, còn nghiên cứu cơ bản lại thiếu sự định hướng và đồng hành của thực tiễn lâm sàng ngay từ khâu hình thành ý tưởng thì rất có thể những nghiên cứu đó sẽ không thể chuyển hóa thành ứng dụng hiệu quả trong thực tế", Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh.
Một điểm nhấn quan trọng được GS.TS. Nguyễn Hữu Tú chia sẻ tại Hội nghị là kết quả của đề tài cấp Nhà nước KC4.0/19-25 do Bộ môn Y sinh học di truyền phối hợp cùng các bộ môn lâm sàng thực hiện. Đề tài đã thành công trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào chẩn đoán và điều trị ung thư theo hướng cá thể hóa, minh chứng cho sự chuyển hóa từ phòng thí nghiệm ra giường bệnh.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú nhấn mạnh, trong thời gian tới Trường Đại học Y Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nhóm nghiên cứu liên ngành như vậy. Y học cơ sở, Y học lâm sàng và Y học dự phòng cần kết hợp chặt chẽ hơn nữa – từ phát triển ý tưởng đến triển khai nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
Báo cáo viên trình bày tại hội nghị.
Tại hội nghị đã diễn ra các phiên báo cáo chuyên sâu về các loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng...; cuộc thi Poster dành cho các nhà khoa học trẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo; giới thiệu dự án "Tell Me" - Chăm sóc tâm lý, lan tỏa hy vọng.
Bên cạnh đó còn có hoạt động tài trợ và trao quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn; triển lãm Poster khoa học và khu vực trưng bày của các đơn vị tài trợ, tạo cơ hội kết nối, hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu, bệnh viện và doanh nghiệp.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS.BS Phan Thị Thu Hương trao giấy chứng nhận cho Đoàn Chủ tịch.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú trao giấy chứng nhận cho các Báo cáo viên.
Ban tổ chức tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ là nơi chia sẻ học thuật, hội thảo còn cho thấy sự kết nối chặt chẽ giữa các lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và hỗ trợ người bệnh.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, điều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không...
-
Giám đốc Bệnh viện K: Hãy tôn trọng và bảo vệ điều dưỡng
Theo Vietnamnet, giáo sư Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh hãy tôn trọng,...
Tin mới
-
Bé gái phải cấp cứu vì tổn thương da chằng chịt do tiếp xúc với sứa khi tắm biển
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, bé gái 10 tuổi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung...25/05/2025 20:48 -
8 biện pháp phòng tránh tương tác thuốc trong điều trị bệnh mạn tính
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, điều trị bệnh mạn tính là quá trình dài hạn, yêu...25/05/2025 20:45 -
Khánh Hòa ghi nhận 12 ca mắc COVID-19 và các khuyến cáo người dân cần nhớ
Theo báo Sức khỏe và đời sống, từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh...25/05/2025 20:57 -
Cảnh báo trẻ mắc uốn ván do sinh tại nhà, tự cắt dây rốn
Theo báo Sức khỏe và đời sống, bệnh nhi ở Quảng Trị vào viện với chẩn đoán uốn...25/05/2025 20:55 -
6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, cam không phải là loại thực phẩm có nhiều vitamin C...25/05/2025 15:15 -
Điều trị ung thư theo hướng cá thể hóa - thêm nhiều hy vọng cho người bệnh
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngày 24/5, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội...25/05/2025 15:13 -
7 lợi ích của việc nhảy dây hằng ngày
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nhảy dây mỗi ngày ngoài việc đốt cháy calo có thể...25/05/2025 15:11 -
5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, để có giấc ngủ ngon, bạn cần chú ý đến những...25/05/2025 08:43 -
4 lợi ích khi tự nấu ăn để giảm cân
Theo Sức khỏe & Đời sống, giảm cân không chỉ là ăn ít hay tập nhiều, mà còn...25/05/2025 08:38 -
Tội ác dưới vỏ bọc chữa bệnh
Theo báo Tiền phong, với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều bệnh nhân không ngần...24/05/2025 20:01 -
Khi sự sống không kết thúc: Tử biệt hoá hồi sinh
Theo tạp chí Thương trường,câu chuyện không chỉ về một ca ghép tạng, mà là bài ca về...24/05/2025 20:58 -
Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa cấp cứu kịp...24/05/2025 20:56 -
7 sai lầm thường mắc khi sử dụng paracetamol hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ bị sốt, nhiều bậc cha mẹ có thói quen dùng thuốc hạ sốt ngay lập tức,...24/05/2025 20:53 -
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không được cấp phép, Nha khoa Đông Á Thanh Hoá bị phạt 45 triệu đồng
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, cơ sở Nha khoa Đông Á tại TP Thanh Hóa vừa...24/05/2025 15:42