Đầu tư phát triển điều dưỡng là một lựa chọn y tế thông minh
Tiếp theo chủ đề Ngày Điều dưỡng quốc tế năm 2024: Điều dưỡng của chúng ta - Tương lai của chúng ta "Our Nurses - Our Future", năm 2025, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) hướng trọng tâm hành động vào việc "Đầu tư cho điều dưỡng là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - Caring for nurses strengthens economies".
Theo WHO và ICN, đầu tư cho sự phát triển điều dưỡng không phải là chi phí mà là một lựa chọn y tế thông minh, một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững. Chậm trễ trong việc tăng cường phát triển nguồn lực điều dưỡng không chỉ làm gia tăng thêm gánh nặng bệnh tật mà còn bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng kinh tế - xã hội trong dài hạn.
Trong Báo cáo về tình trạng điều dưỡng thế giới 2020 "State of the World's Nursing 2020", WHO cung cấp nhiều bằng chứng khoa học thuyết phục về mối liên quan giữa điều dưỡng và kết quả khám chữa bệnh.
Điều dưỡng chiếm gần 50% nhân lực ngành y tế, trực tiếp cung cấp 60-70% dịch vụ y tế liên tục 24/7. Tăng tải trọng công việc cho điều dưỡng >7 người bệnh/mỗi ca kíp sẽ làm tăng 7% nguy cơ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật. Tăng tỷ lệ điều dưỡng/người bệnh phù hợp giảm chi phí điều trị trung bình 8% nhờ giảm ngã, giảm loét tì đè và giảm nhiễm khuấn bệnh viện. Tăng tỷ lệ điêu dưỡng đại học giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh nội trú.
Báo cáo của Tổ chức JCI công bố 50% sai sót y khoa có thể được ngăn chặn nhờ giám sát liên tục của điều dưỡng. Báo cáo của ICN (2023) nhấn mạnh đầu tư vào điều dưỡng mang lại tỷ lệ hoàn vốn lên đến 300%.
Vì vậy, đầu tư cho điều dưỡng không chỉ cải thiện kết quả y tế mà còn là động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Điều dưỡng đang chăm sóc NCT tại Viện dưỡng lão Bách niên Thiên Đức.
Trong những năm qua, được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế, ngành điều dưỡng đã có thêm 5 điểm nhấn phát triển đáng ghi nhận: (1) Điều dưỡng được mở cơ sở dịch vụ điều dưỡng; (2) Điều dưỡng được đào tạo văn băng chuyên khoa sau đại học và chứng chỉ chuyên khoa; (3) Điều dưỡng được mở rộng phạm vi hoạt động chuyên môn, được chỉ định một số kỹ thuật chăm sóc; (4) Điều dưỡng được bổ nhiệm ngạch viên chức Hạng I; (5) Điều dưỡng được đào tạo tiến sĩ trong nước và Bộ Y tế đang xem xét cho phép đào tạo Điều dưỡng CK2. Đó là những dấu ấn phát triển và tiến bộ của điều dưỡng Việt Nam.
Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam đã tích cực vận động chính sách, thúc đấy đào tạo liên tục, hợp tác quốc tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của điều dưỡng trong hệ thống y tế.
Nhìn về tương lai, ngành điều dưỡng, người điều dưỡng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Việc đẩy mạnh chăm sóc toàn diện, lấy người bệnh làm trung tâm, thích ứng với già hóa dân số, thích ứng với xu hướng đang chuyển dịch cân bằng giữa chữa bệnh và chăm sóc, thích ứng với mô hình bệnh tật và các bệnh mới nổi, thích ứng với kỷ nguyên chuyển đổi số và phát triển công nghệ đòi hỏi điều dưỡng phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới tư duy và phát triển vai trò chăm sóc chuyên biệt. Điều dưỡng cần phấn đấu vươn lên trở thành chỗ dựa tin cậy của người bệnh và người dân.
Với bác sĩ, nghề nghiệp là khoa học và nghệ thuật chữa bệnh. Đối với điều dưỡng, nghề nghiệp là khoa học và nghệ thuật chăm sóc. Điều dưỡng là nghề có nhiều áp lực cả về thể chất và tâm lý. Nhiều nghiên cứu đã công bố: trung bình điều dưỡng chăm sóc từ 10-15 người bệnh mỗi ngày, đi bộ từ 6-8 km/mỗi ca kíp, thực hiện từ 50-60 loại công việc chăm sóc mỗi ngày, trực đêm từ 60-80 lượt mỗi năm. Những con số đó phản ánh khối lượng công việc nặng nề, tinh thần trách nhiệm cao mà điều dưỡng đang phải gánh vác hàng ngày, hàng giờ ở nơi làm việc.
Điều dưỡng không có sức khỏe tốt thì người bệnh khó có thể được chăm sóc tốt. Vì vậy, các nhà lãnh đạo, quản lý y tế các cấp đã quan tâm và cần quan tâm hơn cho điều dưỡng. Chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho điều dưỡng chính là yếu tố then chốt để bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế, đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam kiến nghị các cấp lãnh đạo quản lý y tế tiếp tục có thêm những quyết sách đầu tư thiết thực cho lĩnh vực chăm sóc người bệnh, cụ thể là: (1) Sớm có giải pháp chính sách phù hợp để thực hiện chỉ tiêu y tế quốc gia đảm bảo 25 điều dưỡng/vạn dân (hiện nay Việt Nam có tỷ lệ điều dưỡng/10.000 dân thuộc nhóm thấp nhất các quốc gia châu Á); (2) Định giá dịch vụ chăm sóc điều dưỡng trực tiếp thành mục độc lập trong cơ cấu viện phí thanh toán bảo hiểm y tế như nhiều nước trên thể giới đang áp dụng, qua đó mới đánh giá được đầy đủ và khách quan vai trò kinh tế của dịch vụ điều dưỡng thời kỳ bệnh viện tự chủ; (3) Tăng cường đầu tư vào giáo dục, đào tạo liên tục, phát triển chuyên môn cho điều dưỡng, ưu tiên đào tạo chuyên gia điều dưỡng lâm sàng; (4) Tăng cường cải thiện điều kiện làm việc, phương tiện chăm sóc người bệnh đầy đủ và đảm bảo an toàn nghề nghiệp ở nơi làm việc; (5) Quan tâm bổ nhiệm điều dưỡng có đủ năng lực vào vị trí quản lý các cấp và tạo điều kiện để điều dưỡng tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng, hoạch định chính sách y tế.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng 12/5/2025, Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam xin gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể hội viên điều dưỡng - những người đang ngày đêm tận tụy vì sức khỏe người bệnh với tinh thần chuyên nghiệp, nhân văn và đổi mới.
Tin liên quan
-
Chiều ngày 08/05, bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tổ chức Hội nghị khoa học Điều...
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Điều Dưỡng 12/5
Chiều ngày 09/5, trong không khí hân hoan hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5),...
Tin mới
-
Điều dưỡng Bạch Mai tiên phong kiến tạo tương lai trong kỷ nguyên số
Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang mạnh...23/05/2025 09:33 -
Bộ Y tế nêu 5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn từ 1/7/2025
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định việc...23/05/2025 09:31 -
8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, khi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có...23/05/2025 08:11 -
Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm...23/05/2025 08:09 -
Bệnh tay chân miệng vào mùa, giải pháp nào ‘kìm hãm’?
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, nhiều...22/05/2025 20:41 -
Lập 15 tổ kiểm tra đột xuất dược phẩm, mỹ phẩm, sữa
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Y tế lập 15 tổ kiểm tra đột xuất dược...22/05/2025 20:38 -
Xương cá đâm thủng ruột thừa người đàn ông
Theo VnExpress, người đàn ông 47 tuổi ở xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, đau bụng dữ...22/05/2025 20:35 -
7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng...22/05/2025 17:22 -
Màn hình tương tác thông minh: Giải pháp toàn diện cho ngành Y tế hiện đại
Màn hình tương tác thông minh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành y tế, góp...22/05/2025 16:46 -
Tác dụng phụ ít biết của gạo lứt
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, gạo lứt dù giàu dinh dưỡng, nhưng vẫn có thể gây...22/05/2025 15:48 -
Bộ Y tế công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sáng nay (22/5), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị công...22/05/2025 15:05 -
Đi bộ buổi tối giúp giảm mỡ bụng như thế nào?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, có rất nhiều phương pháp giúp giảm mỡ bụng. Tuy nhiên,...22/05/2025 07:34 -
6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, tất cả các loại sữa và sản phẩm thay thế sữa...22/05/2025 07:31 -
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hôm nay (21/5)...21/05/2025 21:23