Đào tạo ngành Y dược: Bệnh viện quá tải sinh viên thực tập
![]() |
Sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Ảnh: HỮU LINH |
GS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Y dược TPHCM chia sẻ, từng được đồng nghiệp của trường thông tin tại một buồng bệnh của bệnh viện có 18 bệnh nhân nhưng có tới 82 sinh viên thực tập. Thực tế hiện nay, nhiều trường “thả” sinh viên y khoa đến bệnh viện thực hành lâm sàng, không có người hướng dẫn nên họ bơ vơ. Hậu quả nhãn tiền là sinh viên không có kiến thức và kĩ năng lâm sàng. Sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức y khoa, yếu kĩ năng thực hành, trở thành mối nguy cho bệnh nhân khi ra thực hành nghề nghiệp.
Theo GS. Trần Diệp Tuấn, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là các bệnh viện không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 111 (năm 2017) của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Nghị định quy định cơ sở thực hành này phải bảo đảm: Chỉ được là cơ sở thực hành của không quá 2 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học, sau đại học và 1 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Nhưng hiện nay, các bệnh viện nhận sinh viên thực tập của nhiều trường cùng lúc, dẫn đến quá tải người học, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lẫn chất lượng chăm sóc người bệnh.
Việc thiếu sự điều phối phân luồng, phân tuyến sinh viên các trường đào tạo khối ngành sức khỏe đến bệnh viện thực tập cũng góp phần gây ra tình trạng quá tải. GS. Trần Diệp Tuấn lấy ví dụ, tại TPHCM có khoảng 40 bệnh viện, số trường đào tạo y khoa không nhiều nhưng sinh viên thực tập chỉ tập trung vào các bệnh viện lớn. Hơn nữa, việc cho phép bệnh viện nhận kinh phí khi có sinh viên thực hành, dẫn đến tình trạng hỗn loạn như hiện nay. Các bệnh viện tự chủ, cần có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động, điều này là hiển nhiên nhưng cũng vô tình khiến các trường công lập lép vế trước các trường ngoài công lập.
Tại hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111 do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cho biết, khi còn công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), ông thấy số lượng sinh viên thực tập đông, bệnh nhân ít, khi sinh viên thực tập hỏi tới, họ tỏ thái độ khó chịu, thậm chí la lối. Chính vì thế, sinh viên “trốn” vào hội trường đọc sách, hết giờ thực hành đi về. Như vậy, sinh viên đến bệnh viện thực tập có điểm danh nhưng không thực hiện các yêu cầu lâm sàng tại giường bệnh.
Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cho hay, một số phân tích của Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) chỉ ra, có sự dễ dãi trong đào tạo thực hành; có tình trạng buông lỏng, sinh viên muốn đi đâu, muốn làm gì thì làm. Một số trường không có giảng viên đi kèm, tất cả phó mặc cho bác sĩ của bệnh viện. Trong khi bác sĩ vốn nhiều việc nên có khi chấm thi cũng cho qua.
Thực hành kiểu “tráng men”
PGS.TS Tống Minh Sơn, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, số lượng học viên, sinh viên tăng quá nhanh. Năm 2018 chỉ có 12 trường, giờ khoảng 20 trường đào tạo. Năm 2023, tổng quy mô tuyển sinh của ngành khoảng 1.800 sinh viên, năm 2024 tăng thêm hơn 600 sinh viên. Trong khi đó cơ sở thực hành chưa đáp ứng nhu cầu, đội ngũ giảng viên thiếu, không đồng bộ. Những cơ sở đào tạo mới, đội ngũ giảng viên trẻ nên có khoảng trống trong kinh nghiệm, năng lực, thiết bị chưa đầy đủ. Giải pháp được ông Sơn đưa ra cần kiểm soát kế hoạch tuyển sinh.
TS. Phạm Thanh Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư khẳng định, ngành tuyển sinh khoảng 2.400 sinh viên/năm là quá lớn. Sinh viên tốt nghiệp ra làm việc tại viện, không có kĩ năng, chỉ làm được những thủ thuật đơn giản. TS. Hà đề nghị Bộ Y tế giao chỉ tiêu đào tạo ngành Răng - Hàm - Mặt dựa trên chỉ tiêu thực hành lâm sàng tại các bệnh viện để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Một sai lầm hiện nay trong sự phối hợp trường - bệnh viện là để cho hai bên thương thảo với nhau. GS. TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho rằng, công việc này của quốc gia. Bởi bệnh viện và trường ĐH chỉ như 2 cái bánh của một chiếc xe đạp trong chương trình đào tạo, vì thế phải đưa ra được cơ chế làm sao hai bên cùng tạo nên một chương trình thực hành chung.
Ông khẳng định, phải quy định chặt chẽ tỉ lệ người học/giường bệnh, không nói chung như hiện nay. Mặt khác, đào tạo nhân lực y tế không chỉ phục vụ các bệnh viện Trung ương mà còn tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã. Vì vậy cần nghiên cứu để đề xuất quy định các cơ sở đào tạo ở khu vực nào thì nên thực hành ở những khu vực đó và xung quanh. Ông Cường cho rằng, làm như vậy nhằm tránh chuyện đào tạo ở nơi rất xa rồi dồn lên đến bệnh viện Trung ương, “tráng men” chứ thực sự không học được.
Với việc nhận sinh viên thực tập tràn lan như hiện nay, bệnh viện quá tải, ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng đào tạo mà còn làm giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. Ở các nước, khi cho phép mở ngành đào tạo trong khối ngành sức khỏe tại địa phương là nhắm đến mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực y tế cho khu vực, việc tổ chức đào tạo thực hành cần được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu ấy.
Tin mới
-
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44
-
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43 -
Từ 1/10, cặp vợ chồng cần chuẩn bị giấy tờ gì để sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Nghị định số 207/2025/NĐ-CP vừa được ban hành quy định về...17/07/2025 08:04 -
Đảng uỷ Bộ Y tế yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp y, giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Đảng uỷ Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết về...17/07/2025 08:10