0989 285 285 [email protected]
Thứ sáu, 26/04/2024 19:04 (GMT+7)

Công nhân sẽ từ chối thu gom rác sinh hoạt chưa phân loại

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Thông tư Quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo dự thảo này, một số quy định mới về thu gom rác thải rắn sinh hoạt sẽ được áp dụng như sau:

  • Công nhân môi trường có quyền từ chối thu gom rác không đúng với loại được phân công thu gom. Ví dụ, nếu công nhân được phân công thu gom rác thải hữu cơ nhưng lại gặp phải rác thải nguy hại, họ có quyền từ chối và hướng dẫn người dân xử lý đúng quy định.
  • Quy trình thu gom rác cụ thể như sau:
    • Công nhân sẽ đẩy xe dọc theo ngõ, gõ kẻng hoặc sử dụng tín hiệu báo hiệu theo quy định của từng địa phương.
    • Tại mỗi cụm 10-20 hộ dân, công nhân sẽ dừng xe, gõ kẻng báo hiệu và chờ 3 phút để người dân mang rác ra.
    • Đối với ngõ nhỏ, ngắn hơn 20 mét, công nhân sẽ gõ kẻng và chờ 5 phút.
    • Đối với ngõ sâu hơn, công nhân sẽ đi vào bên trong, gõ kẻng và chờ
    • 5-7 phút.
tm-img-alt
Công nhân môi trường thu gom rác tại Côn Đảo. Ảnh: Gia Chính

Khi thu gom rác tại khu dân cư đến điểm tập kết bằng xe đẩy tay, mỗi công nhân được phân công thu gom một loại rác thay vì gom chung như hiện nay. Tương ứng, mỗi loại chất thải được thu gom trên một phương tiện, bao gồm có khả năng tái sử dụng, tái chế, thực phẩm và các loại khác.

Trong đó, chất thải thực phẩm phải được thu gom trong phương tiện kín khít, nước rỉ rác không chảy trong quá trình xe di chuyển. Trên ngõ xóm, hẻm không được để tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại theo đúng chủng loại được phân công thu gom.

Ngoài ra, công nhân sẽ theo dõi hộ dân vi phạm, phản ánh tới lực lượng phụ trách vệ sinh môi trường của địa phương.

tm-img-alt
Công nhân môi trường ủ phân hữu cơ rác sau phân loại ở Côn Đảo. Ảnh: Gia Chính

Đầu tháng 3, ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết đã có 30 tỉnh, thành phố ban hành hướng dẫn phân loại rác thải tại hộ gia đình, bắt đầu mô hình thí điểm trước khi triển khai ở quy mô toàn địa bàn.

Năm 2023, cả nước phát sinh 24,5 triệu tấn rác thải và 1.456 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có 7 cơ sở phát điện, 476 cơ sở đốt không phát điện, 951 cơ sở chôn lấp.

TH

Bạn đang đọc bài viết Công nhân sẽ từ chối thu gom rác sinh hoạt chưa phân loại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Nơm nớp lo ngộ độc thực phẩm
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam, trong đó có các vụ ngộ độc tập thể và nhiều người bị nặng phải nhập viện...
Corticoid – con dao hai lưỡi
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh và chống dị ứng. Chính bởi tác dụng đa năng này mà tình trạng lạm dụng corticoid trở nên phổ biến.
Điều dưỡng - nghề làm dâu trăm họ
Nghề y luôn phải đối diện với nhiều tình huống khác nhau, sẵn sàng với những ca trực thức trắng đêm, theo sát diễn biến từng giây, từng phút của người bệnh. Thế nhưng, những người điều dưỡng vẫn đặc biệt hơn cả.
Hiểm hoạ đuối nước từ địa điểm du lịch tự phát
Trong những ngày nắng gay gắt vừa qua, đặc biệt là vào dịp lễ, ngày nghỉ, ngoài tới những khu du lịch quy mô, có quản lý, không ít người dân đã tìm đến các hồ đập, sông, suối… Những điểm du lịch tự phát với cảnh sắc đẹp, nhưng kèm theo đó là nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích và đuối nước.
Bổ sung vitamin đúng cách
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân càng tăng cao. Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.
Trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh lao
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị. Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu.