0989 285 285 [email protected]
Thứ sáu, 12/04/2024 17:50 (GMT+7)

Cô gái sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu

Một bệnh nhân nữ (23 tuổi, Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu vì bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, mới đây bệnh viện vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một bệnh nhân bị sốc phản vệ độ 2 sau ăn thịt chim bồ câu.

socphanve.jpeg
Cô gái phải nhập viện cấp cứu vì bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu. Ảnh: BVCC

Theo đó, bệnh nhân nữ P.P.H. (23 tuổi, trú tại phường Tân Dân, TP Việt Trì) nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nổi nốt đỏ khắp người, đầu lưỡi tê và xưng phù đỏ chân tay ngay sau 2 giờ ăn thịt chim bồ câu.

Người nhà cho biết, người bệnh có tiền sử dị ứng với tôm, cua, và thịt chim bồ câu. Điển hình là khi 2 tuổi, người bệnh đã từng dị ứng 1 lần với thịt chim bồ câu. Do đó đã chủ động dùng thuốc chống dị ứng ở nhà nhưng tình trạng không cải thiện. Các triệu chứng trên có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn nên đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.

Tại khoa Hồi sức cấp cứu yêu cầu, người bệnh được xử trí theo phác đồ cấp cứu xử trí sốc phản vệ: Tiêm bắp adrenalin, dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm, truyền dịch bù điện giải…

Sau điều trị 1 ngày, người bệnh đã ổn định trở lại, các triệu chứng thuyên giảm và được ra viện vài ngày tới.

THS.BS Lê Văn Quý – khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Sốc phản vệ có thể gặp mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc, nguyên nhân có thể do ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, thịt, côn trùng…), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ…

Sốc phản vệ xảy ra bất cứ lúc nào, những người đã từng bị dị ứng với loại thức ăn nào thì không nên ăn lại bởi lần sốc phản vệ sau sẽ nặng hơn lần trước, tính mạng nguy kịch nhanh chóng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Do đó, BS. Quý khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, người có cơ địa dị ứng không chọn các món dễ gây dị ứng; chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chế biến kỹ lưỡng. Không ăn bất cứ loại thức ăn nào từng gây sốc phản vệ.

Khi xuất hiện các triệu chứng khác thường như: mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc bài viết Cô gái sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Nơm nớp lo ngộ độc thực phẩm
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam, trong đó có các vụ ngộ độc tập thể và nhiều người bị nặng phải nhập viện...
Corticoid – con dao hai lưỡi
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh và chống dị ứng. Chính bởi tác dụng đa năng này mà tình trạng lạm dụng corticoid trở nên phổ biến.
Điều dưỡng - nghề làm dâu trăm họ
Nghề y luôn phải đối diện với nhiều tình huống khác nhau, sẵn sàng với những ca trực thức trắng đêm, theo sát diễn biến từng giây, từng phút của người bệnh. Thế nhưng, những người điều dưỡng vẫn đặc biệt hơn cả.
Hiểm hoạ đuối nước từ địa điểm du lịch tự phát
Trong những ngày nắng gay gắt vừa qua, đặc biệt là vào dịp lễ, ngày nghỉ, ngoài tới những khu du lịch quy mô, có quản lý, không ít người dân đã tìm đến các hồ đập, sông, suối… Những điểm du lịch tự phát với cảnh sắc đẹp, nhưng kèm theo đó là nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích và đuối nước.
Bổ sung vitamin đúng cách
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân càng tăng cao. Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.
Trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh lao
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị. Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu.