Chủ quan với cận thị tiến triển nhanh ở trẻ: Hậu quả khôn lường!
Câu chuyện về một ca lâm sàng gần đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều người giật mình: Cháu N.T.D., học sinh lớp 9 ở Phú Thọ, là một bệnh nhân cũ của Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC) nhưng 2 năm nay không đi khám mắt.
Mặc dù vẫn đang đeo kính nhưng gần đây thấy con kêu mắt nhìn mờ, nhìn nhòe, bố mẹ mới cho D. đến bệnh viện kiểm tra. Và kết quả là mắt phải con đã tăng thêm 2 độ, mắt trái tăng 2,5 độ. Mẹ D., ngỡ ngàng nói với bác sĩ: "em cứ tưởng con đeo kính là yên tâm rồi!"
"Đây không phải là một trường hợp hiếm gặp và là hồi chuông cảnh báo về sự tiến triển nhanh chóng cùng những hệ lụy tiềm ẩn của cận thị ở trẻ em. Cận thị không chỉ là việc mua cho con một cặp kính. Nếu không có sự can thiệp và tư vấn kịp thời, đến nhưng năm cuối cấp với áp lưc học tập và thi cử, số kính của con còn tăng nhanh hơn nữa …" - BSCKII Nguyễn Thị Nguyệt Anh – Bệnh viện Mắt HITEC chia sẻ, sau khi khám và chốt đơn kính mới cho bệnh nhân
BSCKII Nguyễn Thị Nguyệt Anh, Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội khám mắt cho bệnh nhân D.
Cận thị tiến triển là gì?
Cận thị tiến triển là tình trạng độ cận thị tăng lên theo thời gian, thường rõ nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển thể chất (dưới 15 tuổi).
Thay vì ổn định, độ cận liên tục tăng, khiến trẻ ngày càng nhìn xa kém và phải thay kính thường xuyên với số kính cao hơn. Nếu không được kiểm soát và theo dõi sát sao, độ cận tăng nhanh, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng:
- Giảm thị lực vĩnh viễn: Cận thị nặng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt nguy hiểm như thoái hóa hoàng điểm, bong võng mạc, glocom... có thể gây mù lòa.
- Ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt: Trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ bảng, đọc sách, tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và chất lượng cuộc sống.
- Tăng chi phí điều trị: Khi độ cận tăng cao, việc điều chỉnh thị lực bằng kính gọng, kính áp tròng hoặc các phương pháp khác sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn.
Các yếu tố thúc đẩy tiến triển cận thị ở trẻ:
- Yếu tố di truyền: Trẻ có cha mẹ bị cận thị có nguy cơ mắc cận thị và cận thị tiến triển cao hơn đáng kể so với trẻ có cha mẹ không bị. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào số lượng cha mẹ bị và mức độ cận thị của họ. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị cận thị: nguy cơ trẻ mắc cận thị tăng khoảng gấp 1,5 đến 3 lần. Song, nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi (3 đến 6 lần) khi cả hai cha mẹ đều bị cận thị. Trẻ có cha mẹ bị cận thị không chỉ có nguy cơ mắc cận thị cao hơn mà còn có xu hướng tiến triển cận thị nhanh hơn. Đặc biệt, nếu cha mẹ bị cận thị nặng (độ cận cao), con cái của họ cũng có nguy cơ cao hơn phát triển cận thị nặng và tiến triển nhanh.
- Môi trường thị giác:
+ Nhìn gần quá nhiều: Đọc sách, viết bài, sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi) trong thời gian dài và ở khoảng cách gần gây căng thẳng cho mắt, thúc đẩy nhãn cầu dài ra.
+ Thiếu ánh sáng tự nhiên: Ít hoạt động ngoài trời làm giảm sự tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, yếu tố được cho là có vai trò bảo vệ mắt khỏi cận thị.
+ Tư thế học tập sai: Ngồi học cúi sát, đọc sách trong điều kiện thiếu sáng.
- Không tái khám định kỳ: khiến không phát hiện sớm tình trạng tăng độ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Đeo kính không đúng số: Cha mẹ luôn có xu hướng cho con đeo non số. Tuy nhiên, đeo kính thiếu số hoặc quá số đều không tốt vì có thể gây khó chịu khi đeo và ảnh hưởng đến sự tiến triển của cận thị.
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Thiếu một số vitamin và khoáng chất quan trọng cho mắt cũng có thể làm gia tăng sự tiến triển của cận thị.
Bệnh nhân D., được cử nhân khúc xạ Hitec khám và thử kính.
"Chìa khóa vàng" để kiểm soát cận thị tiến triển ở trẻ
Theo các chuyên gia nhãn khoa của Bệnh viện Mắt HITEC để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe của con, việc chủ động phòng ngừa và kiểm soát cận thị là vô cùng quan trọng. Hãy hành động ngay hôm nay với những biện pháp sau:
Kiểm soát thời gian nhìn gần an toàn trong ngày cho trẻ theo độ tuổi:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Nên tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, tivi).
- Trẻ từ 2-5 tuổi: Nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử tối đa 1 giờ mỗi ngày và nên có sự giám sát của phụ huynh.
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Cần có sự giới hạn về thời gian nhìn màn hình mỗi ngày. Cha mẹ cần đảm bảo thời gian nhìn gần không ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng khác như ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất và học tập.
Phòng khám chức năng của bệnh viện mắt HITEC.
Ngoài ra, các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo thêm:
- Quy tắc 20-20-20: Sau mỗi 20 phút nhìn gần, hãy cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào một vật ở xa khoảng 20 feet (6 mét) trong vòng 20 giây.
- Tăng cường thời gian hoạt động ngoài trời: Dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời giúp mắt được nhìn xa và tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, có lợi cho việc phát triển thị lực và phòng ngừa cận thị.
- Đảm bảo đủ ánh sáng: Khi đọc sách, viết bài hoặc làm các công việc nhìn gần khác, cần đảm bảo môi trường có đủ ánh sáng. Tốt nhất là ánh sáng trời.
- Giữ khoảng cách phù hợp: Duy trì khoảng cách ít nhất 30-40 cm giữa mắt và sách vở hoặc thiết bị điện tử.
- Thực hiện các bài tập thư giãn mắt: Khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập đơn giản cho mắt để giảm căng thẳng.
- Tái khám mắt định kỳ: Đưa trẻ đi khám mắt 3-6 tháng một lần để theo dõi tình trạng thị lực và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, lutein, zeaxanthin tốt cho mắt.
- Sử dụng các biện pháp kiểm soát cận thị: Theo chỉ định của bác sĩ, có thể sử dụng kính gọng đặc biệt, kính áp tròng Ortho-K hoặc thuốc nhỏ mắt atropine nồng độ thấp để làm chậm tiến triển cận thị.
Tin liên quan
-
Phù là biểu hiện thường gặp ở người bệnh mắc hội chứng thận hư, thường xuất hiện ở...
Tin mới
-
Triển lãm quốc tế quy mô lớn thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) sẽ diễn...26/04/2025 17:33 -
Mỗi phút, vaccine giúp cứu sống 6 sinh mạng trên toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 25 căn bệnh có thể phòng ngừa bằng...26/04/2025 17:30 -
Quy định đăng bài trên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam
QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM26/04/2025 15:43 -
Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện dậy thì sớm?
Theo ThS.BSCKI Nguyễn Thị Thư Hương (khoa Nội tiết, Bệnh viện FV), trẻ dậy thì sớm cần được...26/04/2025 14:01 -
Nhận định đúng về vô sinh ở nam giới hiện nay
Cùng với những áp lực cuộc sống, môi trường ngày càng ô nhiễm, tình trạng vô sinh, hiếm...26/04/2025 14:44 -
Xây dựng văn hóa bệnh viện: nền tảng vững chắc cho môi trường y tế chất lượng - chuyên nghiệp - thân thiện - hiệu quả
Từ ngày 24/4 đến 25/4/2025, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng...26/04/2025 14:02 -
Cô gái ở Nam Định có khối u đến 6 cm dù không triệu chứng
Khối u có đường kính lên tới 6 cm, nằm ở vùng thân và đuôi tụy. Bệnh nhân...26/04/2025 14:50 -
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay khi xuất hiện, đồng thời hướng dẫn...26/04/2025 14:42 -
Suýt mất mạng sau khi uống thuốc tiểu đường chứa chất cấm
Cụ bà 70 tuổi bị tiểu đường, tự mua thuốc dạng viên trên mạng về uống, dẫn đến...26/04/2025 14:33 -
Loạn bán 'trà hạ huyết áp' trên mạng
Hoàng 41 tuổi, mua combo "trà hạ huyết áp" theo quảng cáo trên TikTok, uống được hai tuần...26/04/2025 14:24 -
Tập luyện buổi sáng hay buổi tối giúp giảm cân hiệu quả hơn?
Tập luyện buổi sáng hay buổi tối đều mang đến những lợi ích riêng, từ việc đốt mỡ...26/04/2025 08:09 -
7 món ăn vặt lành mạnh giúp kiểm soát cơn đói giữa buổi chiều
Giữa buổi chiều là thời điểm năng lượng giảm sút và cơn đói lên tiếng, khiến nhiều người...26/04/2025 08:04 -
Phục hồi gan đúng cách với 4 bí quyết đơn giản tại nhà
Chỉ với vài thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày là có thể giúp phục hồi gan...25/04/2025 16:26 -
Báo động đỏ cứu bé gái có nguy cơ chết não do tai nạn
Bệnh nhi 11 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn, nguy...25/04/2025 16:17