0989 285 285 [email protected]
Thứ năm, 25/04/2024 07:37 (GMT+7)

Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát các nguy cơ gây mất an toàn, phân loại nguy cơ, ưu tiên xử lý, khắc phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn cao, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát các nguy cơ gây mất an toàn, phân loại nguy cơ, ưu tiên xử lý, khắc phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn cao, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế.

Article thumbnail

Ảnh minh hoạ: PV

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản gửi các bệnh viện thuộc Bộ, sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các bộ, ngành và các bệnh viện thuộc trường đại học về chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa.

Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã xảy ra một vài sự cố ý khoa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh người thầy thuốc.

Trong các đợt đi kiểm tra, giám sát cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh năm 2023 và năm 2024, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, đã phát hiện các vấn đề còn tồn tại...

Do đó, để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng của người bệnh, Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nghiêm túc triển khai, thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, phòng tránh các nguy cơ, sự cố y khoa; đôn đốc, khuyến khích chủ động phát hiện, báo cáo phân loại sự cố và thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất đúng như hướng dẫn tại Thông tư 43/2018/TT-BYT.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát các nguy cơ gây mất an toàn, phân loại nguy cơ, ưu tiên xử lý, khắc phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn cao, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế.

Đồng thời định kỳ rà soát các quy trình chuyên môn kỹ thuật, chuẩn hóa, sửa đổi, bổ sung kịp thời, đặc biệt là các quy trình không còn phù hợp, chú trọng các quy trình như phân loại người bệnh cấp cứu, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và các phòng phẫu thuật thủ thuật... để xác định được cụ thể danh mục sự cố bắt buộc phải báo cáo của từng đơn vị, phát hiện các nguy cơ mất an toàn, có thể xảy ra sự cố theo đặc thù từng quy trình, từng chức năng của khoa/phòng, từng chuyên khoa của bệnh viện.

Các đơn vị tăng cường tập huấn về bảo đảm an toàn người bệnh, nâng cao trách nhiệm của từng nhân viên y tế (kể cả nhân viên mới, nhân viên thực tập trong việc phát hiện và tự nguyện báo cáo sự cố y khoa; khuyến khích báo cáo nguy cơ, không chấp nhận hành vi cản trở báo cáo sự cố y khoa tại các vị trí quản lý (trưởng khoa/phòng, trưởng ca trực...); hướng dẫn phổ biến cho người bệnh và người nhà người bệnh hợp tác trong việc nhận diện, báo cáo chính xác sự cố y khoa.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ việc thực hiện các quy định hướng dẫn về phòng ngừa sự cố y khoa, bảo đảm an toàn người bệnh, phòng chống, hạn chế tối đa nhầm lẫn tại đơn vị. Người kiểm tra, giám sát chịu trách nhiệm về kết quả được báo cáo về cấp quản lý.

Bạn đang đọc bài viết Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Nơm nớp lo ngộ độc thực phẩm
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam, trong đó có các vụ ngộ độc tập thể và nhiều người bị nặng phải nhập viện...
Corticoid – con dao hai lưỡi
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh và chống dị ứng. Chính bởi tác dụng đa năng này mà tình trạng lạm dụng corticoid trở nên phổ biến.
Điều dưỡng - nghề làm dâu trăm họ
Nghề y luôn phải đối diện với nhiều tình huống khác nhau, sẵn sàng với những ca trực thức trắng đêm, theo sát diễn biến từng giây, từng phút của người bệnh. Thế nhưng, những người điều dưỡng vẫn đặc biệt hơn cả.
Hiểm hoạ đuối nước từ địa điểm du lịch tự phát
Trong những ngày nắng gay gắt vừa qua, đặc biệt là vào dịp lễ, ngày nghỉ, ngoài tới những khu du lịch quy mô, có quản lý, không ít người dân đã tìm đến các hồ đập, sông, suối… Những điểm du lịch tự phát với cảnh sắc đẹp, nhưng kèm theo đó là nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích và đuối nước.
Bổ sung vitamin đúng cách
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân càng tăng cao. Không ít gia đình chú trọng tới việc bổ sung thực phẩm chức năng, trong đó bao gồm các loại vitamin. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.
Trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh lao
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị. Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu.