Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè
Ngộ độc thực phẩm (bệnh do thực phẩm) là do vi khuẩn hoặc virus có trong thực phẩm gây ra. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường giống như bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột). Nhiều người bị nhẹ thường nghĩ rằng họ bị cúm dạ dày hoặc do virus.
Theo TS.BS. Lê Ngọc Duy - Bệnh viện Nhi Trung ương, nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nắng nóng do đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh.
1. Nguyên nhân nào gây ngộ độc thực phẩm?
Hầu hết ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm có chứa độc tố là một số loại vi khuẩn hoặc virus. Khi ăn phải những thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển trong đường tiêu hóa gây ra nhiễm khuẩn.
Mùa hè nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu thức ăn không được đảm bảo an toàn.
Một số loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là:
-
Salmonella và Campylobacter
-
Clostridium perfringens
-
Vi khuẩn Listeria
-
Tụ cầu vàng
-
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
-
Clostridium botulinum
Cũng có trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do các bệnh do virus như viêm gan A và norovirus. Những bệnh do virus này truyền từ tay người bị nhiễm bệnh sang tay công nhân thực phẩm hoặc vào nước thải sinh hoạt. Bệnh lây lan khi động vật có vỏ và các thực phẩm khác tiếp xúc với nguồn nước không an toàn.
2. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau. Bệnh thường bắt đầu trong khoảng 1-3 ngày. Các triệu chứng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào từ 30 phút đến 3 tuần sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm bẩn. Thời gian phụ thuộc vào loại vi khuẩn hoặc virus gây ra bệnh.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở mỗi người có thể khác nhau. Triệu chứng từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
-
Đau bụng;
-
Tiêu chảy phân nước hoặc có máu;
-
Buồn nôn và nôn;
-
Đau đầu;
-
Sốt;
-
Đầy bụng và đầy hơi...
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đôi khi giống với các vấn đề sức khỏe khác. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá kỹ tình trạng khi nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
3. Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm?
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây:
Luôn rửa tay sau khi:
- Sử dụng nhà vệ sinh
- Thay tã
- Hút thuốc
- Xì mũi
- Ho hoặc hắt hơi
- Chạm vào động vật
Khi chế biến thực phẩm, hãy đảm bảo:
-
Rửa tay ít nhất 20 giây bằng nước xà phòng ấm trước và sau khi chạm vào thịt sống, gia cầm, động vật có vỏ, cá, trứng hoặc nông sản.
-
Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn.
-
Sử dụng riêng thớt để cắt/thái cá sống, thịt gia cầm hoặc thịt sống.
-
Tất cả các dụng cụ và bề mặt phải được rửa bằng nước xà phòng ấm trước và sau khi sử dụng để chế biến thực phẩm. Có thể sử dụng dung dịch làm sạch chuyên biệt để khử trùng bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm.
-
Nấu chín thịt gia cầm, thịt bò và trứng trong thời gian thích hợp trước khi ăn.
-
Giữ thịt sống, gia cầm, hải sản và nước thịt của chúng tránh xa các thực phẩm khác.
-
Sử dụng nhiệt kế đo thịt để đảm bảo thực phẩm được nấu chín đến nhiệt độ bên trong thích hợp.
Luôn rửa sạch thực phẩm và đảm bảo quy trình bảo quản cũng như chế biến thực phẩm an toàn.
Khi chọn thực phẩm để ăn, hãy chắc chắn rằng:
-
Không ăn bất kỳ thực phẩm nào được làm từ sữa chưa tiệt trùng.
-
Không ăn bất kỳ thực phẩm nào làm từ trứng, gia cầm và thịt sống hoặc chưa nấu chín.
Khi bảo quản thực phẩm, hãy đảm bảo:
-
Làm lạnh hoặc đông lạnh ngay các loại thực phẩm dễ hỏng, kể cả sống và chín. Nếu để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, thực phẩm nên được coi là không an toàn để ăn.
-
Để trái cây, rau củ, thực phẩm nấu chín và thực phẩm chế biến tránh xa thịt sống và trứng sống.
-
Vứt bỏ thức ăn nếu bạn không biết nó đã được để ngoài tủ lạnh bao lâu.
-
Vứt bỏ thức ăn nếu bạn không chắc nó có bị hỏng không.
TS.BS. Lê Ngọc Duy khuyến cáo thêm, khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải chú ý kỹ xung quanh để tìm những vật, những loại thực phẩm nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc để kịp thời chẩn đoán và xử trí.
Tin liên quan
-
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, đục thủy tinh thể luôn được coi là một nguyên nhân...
-
Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, sữa chua là một lựa chọn tốt giúp bổ sung dinh...
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43