Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Thận học Hoa Kỳ cho thấy, tăng lượng kali có thể có tác dụng mạnh hơn đối với việc hạ huyết áp so với chỉ giảm lượng natri tiêu thụ.
Sử dụng một mô hình tính toán tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra cách cơ thể chúng ta điều chỉnh natri, kali và chất lỏng. Họ cũng tìm ra lý do tại sao nam giới và phụ nữ có thể phản ứng khác nhau với các thành phần trong chế độ ăn uống kiểm soát huyết áp.
1. Sự cân bằng của cơ thể: natri, kali và huyết áp
Một số hệ thống cơ thể, bao gồm thận, hệ thống tim mạch, đường tiêu hóa và mạng lưới nội tiết tố hoạt động cùng nhau để duy trì sự cân bằng phù hợp của chất lỏng và chất điện giải như natri và kali. Sự cân bằng này đóng vai trò lớn trong việc điều hòa huyết áp.
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và những người có chế độ ăn uống điển hình của phương Tây với nhiều thực phẩm chế biến, đồ ăn chứa nhiều natri trong khi ăn ít trái cây, rau quả.
Bệnh nhân tăng huyết áp nếu chỉ kiểm soát lượng muối thì khó có thể kiểm soát huyết áp.
2. Tại sao kali quan trọng hơn với việc hạ huyết áp?
Nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng natri dư thừa làm tăng huyết áp trong khi kali giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này còn đi xa hơn, cho thấy tỷ lệ kali so với natri trong chế độ ăn uống của chúng ta là quan trọng nhất.
Khi tỷ lệ này mất cân bằng (như trong hầu hết các chế độ ăn uống hiện đại), huyết áp tăng lên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm cũng tăng theo. Nhưng tăng lượng kali hấp thụ kể cả không cắt giảm mạnh natri có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân tăng huyết áp nếu chỉ kiểm soát lượng muối thì khó có thể kiểm soát huyết áp. Người bệnh cần bổ sung nhiều kali hơn. Nghiên cứu trước đây cho thấy, người bình thường tiêu thụ 2,2 g kali mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp hơn 34% so với những người không ăn hoặc chỉ tiêu thụ 1,2 g kali mỗi ngày.
3. Khoảng cách giới tính trong việc kiểm soát huyết áp
Điều thú vị là mô hình này cho thấy một số khác biệt rõ ràng về giới tính. Đàn ông thường dễ bị tăng huyết áp hơn phụ nữ tiền mãn kinh nhưng họ cũng có xu hướng phản ứng hiệu quả hơn với những thay đổi trong chế độ ăn uống như tăng cường kali.
Tại sao lại có sự khác biệt? Nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố sinh lý khác nhau, chẳng hạn như mức độ hormone, chức năng thận và cách cơ thể xử lý các chất điện giải như natri và kali. Ví dụ, thận của phụ nữ dường như hấp thụ ít natri hơn, giúp duy trì huyết áp thấp hơn trong cùng điều kiện ăn kiêng.
Sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu trên động vật và chuyển chúng thành mô hình trên người, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng cách cơ thể phản ứng với lượng natri hoặc kali cao. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng:
- Khi lượng muối (natri) ăn vào tăng gấp đôi: Nồng độ muối trong máu chỉ tăng một chút nhưng huyết áp lại tăng lên, đặc biệt rõ rệt ở nam giới.
- Khi bổ sung thêm kali: Cả muối và kali đều được cơ thể loại bỏ qua đường tiểu và điều này giúp ổn định huyết áp, ngay cả khi lượng muối ăn vào cao.
- Lợi thế ở phụ nữ: Do sự khác biệt trong cách thận xử lý muối, phụ nữ ít bị tăng huyết áp hơn khi ăn nhiều muối. Thận của họ có khả năng đưa nhiều muối hơn đến một bộ phận gọi là "macula densa". Bộ phận này giống như một cảm biến, nó báo hiệu cho cơ thể ngừng hấp thụ thêm muối và làm giãn các mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp.
4. Vậy muốn hạ huyết áp nên ăn gì?
Chuối rất giàu kali, một chất dinh dưỡng đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp.
Nghiên cứu mới này nhấn mạnh một điểm quan trọng: sự cân bằng giữa natri và kali là quan trọng nhất. Ở nam giới và phụ nữ phản ứng khác nhau với những thay đổi trong chế độ ăn uống, dinh dưỡng cá nhân hóa có thể là tương lai của việc kiểm soát huyết áp. Muốn hạ huyết áp không chỉ là cắt giảm muối mà còn là bổ sung thêm kali.
Kali và natri cân bằng với nhau là điều kiện thuận lợi hơn cho sự xâm nhập của các chất vào và ra khỏi tế bào, cân bằng nước và pH có thể thay thế các ion natri dư thừa trong cơ thể, giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Điều đó có nghĩa là người bệnh tăng huyết áp cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kali như:
- Chuối;
- Súp lơ xanh;
- Rau chân vịt;
- Khoai lang;
- Quả bơ;
- Đậu và đậu lăng...
Những thực phẩm này không chỉ giúp cân bằng natri mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung.
Theo Giáo sư Anita Layton của Đại học Waterloo (Hoa Kỳ): Nghiên cứu này cho thấy rằng việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như chuối hoặc bông cải xanh, có thể có tác động tích cực hơn đến huyết áp so với việc chỉ cắt giảm natri.
Mặc dù các nghiên cứu trong tương lai sẽ làm sáng tỏ cách thuốc ảnh hưởng đến cơ thể nhưng những gì chúng ta biết bây giờ cho thấy rằng việc lựa chọn, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh có thể mang lại lợi ích sức khỏe dễ dàng hơn so với việc dùng thuốc.
Tin mới
-
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai...27/04/2025 18:11
-
Bắc Ninh: Phát hiện hơn 200.000 sản phẩm ‘thực phẩm bảo vệ sức khỏe’ không hóa đơn
Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp người Trung Quốc không xuất trình được hóa đơn chứng...27/04/2025 18:29 -
Gù vẹo cột sống ở trẻ, không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Trẻ bị cong vẹo cột sống nếu không chữa trị kịp thời đặc biệt với bệnh cong vẹo...27/04/2025 13:35 -
Bộ Y tế yêu cầu đường dây nóng của các cơ sở khám sức khỏe người lái xe đảm bảo hoạt động 24/24
Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát...27/04/2025 13:56 -
Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Gánh nặng tài chính là cản trở lớn với nhiều gia đình hiếm muộn trên hành trình đi...27/04/2025 08:46 -
Cách hạ huyết áp tự nhiên: Ăn nhiều chuối và giảm muối
Hầu hết chúng ta đều đã nghe lời khuyên giảm muối khi bị tăng huyết áp. Nhưng bạn...27/04/2025 08:42 -
Triển lãm quốc tế quy mô lớn thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025) sẽ diễn...26/04/2025 17:33 -
Mỗi phút, vaccine giúp cứu sống 6 sinh mạng trên toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 25 căn bệnh có thể phòng ngừa bằng...26/04/2025 17:30 -
Quy định đăng bài trên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam
QUY ĐỊNH VỀ BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM26/04/2025 15:43 -
Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện dậy thì sớm?
Theo ThS.BSCKI Nguyễn Thị Thư Hương (khoa Nội tiết, Bệnh viện FV), trẻ dậy thì sớm cần được...26/04/2025 14:01 -
Nhận định đúng về vô sinh ở nam giới hiện nay
Cùng với những áp lực cuộc sống, môi trường ngày càng ô nhiễm, tình trạng vô sinh, hiếm...26/04/2025 14:44 -
Xây dựng văn hóa bệnh viện: nền tảng vững chắc cho môi trường y tế chất lượng - chuyên nghiệp - thân thiện - hiệu quả
Từ ngày 24/4 đến 25/4/2025, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng...26/04/2025 14:02 -
Cô gái ở Nam Định có khối u đến 6 cm dù không triệu chứng
Khối u có đường kính lên tới 6 cm, nằm ở vùng thân và đuôi tụy. Bệnh nhân...26/04/2025 14:50 -
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay khi xuất hiện, đồng thời hướng dẫn...26/04/2025 14:42