Ai không nên dùng mướp đắng
Tác dụng của mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae).
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, phế; có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, giải thử, thanh can minh mục, giải độc; dùng trong các trường hợp trúng thử (say nắng, cảm nắng), sốt cao mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp và mạn tính.
Ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng kiện tỳ, tả tâm hoả, nhuận phế vệ dùng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da, đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin. Polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường, ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Mướp đắng có nhiều công dụng tốt, thanh nhiệt trong mùa hè.
Theo y học hiện đại, mướp đắng là thảo dược có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại gốc tự do, trẻ hóa tế bào, có tác dụng tích cực trong công cuộc phòng và chống ung thư, hạn chế bớt tác hại của tia xạ trên bệnh nhân ung thư.
Hơn nữa mướp đắng còn có tác dụng trong phòng, trị các bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, với cơ chế ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào và ức chế các men tổng hợp lên glucose. Qua nghiên cứu các chất có trong mướp đắng có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể…
Theo nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng có tác dụng tương đương insulin, có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết, ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.
Ai không nên ăn mướp đắng
- Mướp đắng là dược thiện có nhiều công năng tác dụng khác nhau nhưng là thực phẩm có tính hàn nên những người tỳ, vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ấm ách, đi tả) không nên dùng.
- Không kết hợp mướp đắng (có tính hàn nên) với huyền sâm hoặc chế phẩm có huyền sâm.
- Do đặc tính hoạt huyết của mướp đắng nên không dùng cho phụ nữ mang thai bởi mướp đắng làm xuất huyết tử cung, tăng co bóp dạ dày và tử cung. Điều này dẫn tới hậu quả là dễ gây ra sảy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần. Mặc dù chưa chỉ rõ chất nào trong mướp đắng có thể gây tác hại này nhưng thực nghiệm trên chuột cho thấy mướp đắng liều cao có thể làm sẩy thai ở chuột thực nghiệm.
Không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ mang thai.
Một số cách dùng mướp đắng chữa bệnh
Chữa say nắng, phát sốt, bệnh nhiệt phiền khát
- Cách 1: Mướp đắng khô 20-30g, sắc nước uống.
- Cách 2: Mướp đắng 60g, cuống lá sen 30g, đậu ván trắng 15g, sắc nước uống trong ngày.
Trị liệu đái tháo đường
- Cách 1: Mướp đắng tươi 80g (khô 40g), thái nhỏ, hãm nước sôi; dùng uống thay nước trà trong ngày. Cũng có thể dùng mướp đắng phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g, chiêu thuốc bằng nước ấm.
- Cách 2: Mướp đắng 150g thái nhỏ, gạo tẻ 50g; cho gạo vào nồi, thêm nước vào đun sôi một lúc, sau đó cho mướp đắng vào nấu tiếp đến khi cháo chín; mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lúc cháo còn nóng.
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Mướp đắng tươi 80g, rau cần 200g; sắc nước uống trong ngày, liên tục trong 7-10 ngày (1 liệu trình).
Chữa đau răng, nóng trong do ăn nhiều các thứ cay nóng
Mướp đắng 1-2 quả, đường kính trắng 60g; mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn, cho đường vào trộn đều; sau 2 tiếng vắt lấy nước cốt uống.
Tin liên quan
-
Cỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang...
-
4 trường hợp không nên dùng xà lách
Xà lách là một loại rau ăn lá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và thế giới,... -
Rụng tóc có phải do thiếu sắt?
Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt ở phụ...
Tin mới
-
Thuốc nam chữa cảm nắng trong mùa hè
Cảm nắng là bệnh thường gặp trong mùa hè. Khí hậu nóng bức và ẩm thấp, quá trình...11/05/2025 08:13 -
Ai không nên dùng mướp đắng
Mướp đắng có nhiều công dụng tốt, giúp thanh nhiệt trong mùa hè, giải độc, mát gan, sáng...11/05/2025 07:03 -
Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Nâng tầm y đức cho điều dưỡng để khẳng định uy tín
Ngày 9/5, Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm ngày...10/05/2025 19:27 -
Vai trò của điều dưỡng trong đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số
Ngày 08/5/2025, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Vai trò...10/05/2025 18:45 -
Ghi nhận biểu dương những đóng góp thầm lặng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên
Sáng 9/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh Lâm Đồng tổ...10/05/2025 13:00 -
Khi điều dưỡng viên, kỹ thuật y trở thành bạn tâm tình và “người nhà” của người bệnh
Trong bệnh viện, nơi mà nỗi đau và hi vọng luôn song hành, điều dưỡng viên, kỹ thuật...10/05/2025 11:47 -
Viện dưỡng lão – Định kiến hay xu hướng lựa chọn trong thời kỳ mới
Theo số liệu của Tổng cục dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Việt Nam đang là...10/05/2025 10:47 -
Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mittinh kỷ niệm ngày Quốc tế điều dưỡng và Hội thi Điều dưỡng, Kỹ thuật y giỏi năm 2025
Ngày 09/05/2025, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm ngày Quốc...10/05/2025 10:44 -
5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Cỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang...10/05/2025 10:02 -
Những người đồng hành tin cậy của bệnh nhân
Trong suốt chặng đường phát triển của ngành Y tế Hà Tĩnh, đội ngũ điều dưỡng là "người...10/05/2025 10:59 -
Đầu tư phát triển điều dưỡng là một lựa chọn y tế thông minh
Theo Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, đầu tư phát triển điều dưỡng là một lựa...10/05/2025 10:57 -
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Điều Dưỡng 12/5
Chiều ngày 09/5, trong không khí hân hoan hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5),...10/05/2025 10:52 -
4 trường hợp không nên dùng xà lách
Xà lách là một loại rau ăn lá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và thế giới,...10/05/2025 08:49 -
Rụng tóc có phải do thiếu sắt?
Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt ở phụ...10/05/2025 08:46