4 trường hợp không nên dùng xà lách
Xà lách có tên khoa học là Lactuca sativa, thuộc họ Cúc Asteraceae, là một loại rau thân thảo, mọc thành bụi thấp, lá mềm, màu xanh nhạt đến xanh đậm, một số loại có mép xoăn hoặc có màu tím nhạt. Cây sinh trưởng tốt ở vùng đất mùn và đất cát, ưa khí hậu mát lạnh.
Tại Việt Nam, xà lách được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt… Có khoảng 6 loại xà lách dựa trên cấu tạo ngọn và cấu trúc lá. Loại lá càng đắng thì càng giàu dưỡng chất như chất chống oxy hóa.
Thành phần dinh dưỡng của xà lách
Xà lách là một loại rau giàu dinh dưỡng, trong 100g xà lách chứa:
Carbohydrate: 2,87g
Chất đạm: 1,36g
Tổng số chất béo: 0,15g
Chất xơ: 1,3g
Nước: 94.98g
Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của xà lách xuất phát từ nguồn vitamin đa dạng. Loại rau này là nguồn cung cấp folate, niacin, axit pantothenic, pyridoxine, riboflavin, thiamin, vitamin A, C, E, K. Bên cạnh đó, xà lách cũng chứa một số khoáng chất như natri, kali, canxi, đồng, sắt…
Rau xà lách được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và thế giới.
Xà lách có tác dụng gì?
Rau xà lách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Kháng viêm, giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
- Giảm mức cholesterol LDL, hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
- Tăng cường sức khỏe xương nhờ hàm lượng vitamin K dồi dào, hỗ trợ hoạt động của tế bào tạo xương.
- Bảo vệ mắt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng nhờ nguồn vitamin A và zeaxanthin phong phú.
- Chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ gốc tự do, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư phổi, ung thư vòm họng.
- Cung cấp khoáng chất thiết yếu, giúp điều hòa nhịp tim, huyết áp, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và sản xuất hồng cầu.
- Giàu chất xơ, hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết, mỡ máu, đồng thời cải thiện tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy.
Lưu ý
Đã có một số ghi nhận trường hợp rau xà lách bị nhiễm khuẩn E.coli, có thể đến từ nguồn nước hoặc đất trồng bị ô nhiễm. Rau xà lách thường được ăn sống, do đó cần thiết phải rửa rau thật kỹ dưới vòi nước chảy để trứng giun, vi khuẩn, đất cát trôi hết; sau đó ngâm 10 phút trong nước để loại bỏ vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu.
Trường hợp cần hạn chế hoặc tránh sử dụng rau xà lách
- Người đang dùng thuốc chống đông máu: Xà lách chứa nhiều vitamin K, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Phụ nữ mang thai: Xà lách sống có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Người bị đau dạ dày: Hàm lượng chất xơ cao trong xà lách có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây khó chịu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Xà lách thường được ăn sống, nếu không được rửa sạch kỹ có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn.
Tin liên quan
-
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người...
-
9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi
Người cao tuổi nên kết hợp những 'siêu thực phẩm' trong chế độ ăn uống cân bằng và... -
4 loại thực phẩm gây hại da
Một số thành phần trong thực phẩm sau khi vào cơ thể, sau quá trình tiêu hóa có...
Tin mới
-
Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Nâng tầm y đức cho điều dưỡng để khẳng định uy tín
Ngày 9/5, Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm ngày...10/05/2025 19:27 -
Vai trò của điều dưỡng trong đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số
Ngày 08/5/2025, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Vai trò...10/05/2025 18:45 -
Ghi nhận biểu dương những đóng góp thầm lặng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên
Sáng 9/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh Lâm Đồng tổ...10/05/2025 13:00 -
Khi điều dưỡng viên, kỹ thuật y trở thành bạn tâm tình và “người nhà” của người bệnh
Trong bệnh viện, nơi mà nỗi đau và hi vọng luôn song hành, điều dưỡng viên, kỹ thuật...10/05/2025 11:47 -
Viện dưỡng lão – Định kiến hay xu hướng lựa chọn trong thời kỳ mới
Theo số liệu của Tổng cục dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Việt Nam đang là...10/05/2025 10:47 -
Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mittinh kỷ niệm ngày Quốc tế điều dưỡng và Hội thi Điều dưỡng, Kỹ thuật y giỏi năm 2025
Ngày 09/05/2025, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm ngày Quốc...10/05/2025 10:44 -
5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Cỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang...10/05/2025 10:02 -
Những người đồng hành tin cậy của bệnh nhân
Trong suốt chặng đường phát triển của ngành Y tế Hà Tĩnh, đội ngũ điều dưỡng là "người...10/05/2025 10:59 -
Đầu tư phát triển điều dưỡng là một lựa chọn y tế thông minh
Theo Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, đầu tư phát triển điều dưỡng là một lựa...10/05/2025 10:57 -
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Điều Dưỡng 12/5
Chiều ngày 09/5, trong không khí hân hoan hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5),...10/05/2025 10:52 -
4 trường hợp không nên dùng xà lách
Xà lách là một loại rau ăn lá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và thế giới,...10/05/2025 08:49 -
Rụng tóc có phải do thiếu sắt?
Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt ở phụ...10/05/2025 08:46 -
3 lý do khiến cà phê là đồ uống số 1 hỗ trợ giảm mỡ bụng
Nghiên cứu mới đã liên kết việc uống cà phê với việc giảm mỡ cơ thể, đặc biệt...09/05/2025 13:19 -
4 loại thực phẩm gây hại da
Một số thành phần trong thực phẩm sau khi vào cơ thể, sau quá trình tiêu hóa có...09/05/2025 13:49