7 dấu hiệu cảnh báo việc tập luyện không hiệu quả và cách xử trí
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy việc tập luyện không hiệu quả:
1. Không thấy bất kỳ tiến triển nào
Việc tập luyện với bất kỳ mục đích gì cũng mang lại một kết quả nhất định. Tuy nhiên, nếu không thấy tiến triển có nghĩa là việc tập luyện không có hiệu quả. Chẳng hạn, bạn muốn giảm cân mà cân nặng lại không thay đổi; muốn tăng cường cơ bắp, sức mạnh nhưng không thấy sự cải thiện nào… Nguyên nhân có thể do việc lặp đi lặp lại cùng một thói quen tập thể dục mà không thay đổi.
Xử trí: Điều chỉnh thói quen tập luyện bằng cách tăng cường độ, thay đổi bài tập hoặc thêm trọng lượng. Đôi khi những điều chỉnh nhỏ, như thay đổi phạm vi lặp lại hoặc thêm sức đề kháng, cũng mang lại hiệu quả lớn.
Nếu không thấy tiến triển có nghĩa là việc tập luyện không có hiệu quả.
2. Luôn cảm thấy mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi sau khi tập luyện là bình thường, nhưng nếu thường xuyên kiệt sức, kể cả vào những ngày nghỉ, thì đây là dấu hiệu cảnh báo việc tập luyện không hiệu quả. Lưu ý, tập luyện quá sức có thể dẫn đến mệt mỏi kéo dài, căng thẳng gia tăng, thậm chí tăng nguy cơ chấn thương.
Xử trí: Nên dành thời gian nghỉ ngơi, phục hồi giữa các bài tập, đồng thời, đảm bảo nạp đủ năng lượng cho cơ thể bằng các bữa ăn cân bằng và giữ đủ nước. Ngoài ra cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp để ngăn ngừa kiệt sức.
Tập luyện quá sức có thể dẫn đến mệt mỏi kéo dài, căng thẳng gia tăng, thậm chí tăng nguy cơ chấn thương.
3. Luôn đau nhức cơ thể
Đau nhức cơ là một phần của quá trình tập luyện, đặc biệt là khi thử các bài tập mới. Tuy nhiên, nếu liên tục bị đau nhức mà không thuyên giảm thì cần xem xét lại cách bạn tập luyện. Đau nhức cơ dai dẳng có thể là do không có đủ thời gian để phục hồi hoặc đang quá tải cơ... Việc bỏ qua điều này có thể dẫn đến kiệt sức hoặc chấn thương.
Xử trí: Nên dành ra những ngày phục hồi tích cực với các chuyển động nhẹ, kéo giãn và lăn bọt. Nên giảm cường độ trong một vài buổi và đảm bảo nạp đủ protein và nước để hỗ trợ phục hồi cơ. Chú ý đến dinh dưỡng sau khi tập luyện và chất lượng giấc ngủ cũng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Đau nhức cơ dai dẳng có thể là do bạn không có đủ thời gian để phục hồi.
4. Sợ tập luyện
Nếu bạn thấy sợ, e ngại các bài tập của mình và tìm lý do để bỏ tập, thì đây là dấu hiệu cho thấy cần phải thay đổi cách tập luyện. Thiếu động lực khi tập thường là kết quả của các bài tập nhàm chán, thường xuyên lặp đi lặp lại, quá khó hoặc không phù hợp với mục tiêu, sở thích của bạn.
Xử trí: Tìm các bài tập luyện mà bạn thực sự thích như đi bộ, khiêu vũ hoặc một môn thể thao mới... Có thể kết hợp các bài tập khác nhau như tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT), tập luyện sức mạnh hoặc yoga để tăng sự mới mẻ cho các bài tập.
5. Thường xuyên bị chấn thương
Chấn thương thường xuyên (đau khớp dai dẳng, căng cơ hay căng cơ tái phát…) cho thấy thói quen tập luyện của không hiệu quả. Chấn thương liên tục có thể là hậu quả từ việc tập sai kỹ thuật, tập luyện quá sức hoặc tập luyện mất cân bằng.
Xử trí: Cần tập đúng kỹ thuật, khởi động trước khi tập luyện. Nếu vẫn gặp các chấn thương, cần trao đổi với huấn luyện viên hoặc bác sĩ thể thao để biết cách điều chỉnh cho chính xác. Ngoài ra, việc thay đổi bài tập và đảm bảo thời gian phục hồi thích hợp cũng có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương do vận động quá mức.
Chấn thương liên tục có thể là hậu quả từ việc tập sai kỹ thuật, tập luyện quá sức hoặc tập luyện mất cân bằng.
6. Việc tập luyện trở nên quá dễ dàng
Cơ bắp cần được thử thách liên tục để trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, nếu việc tập luyện trở nên dễ dàng và bạn không đổ mồ hôi, điều này chứng tỏ bài tập của bạn không còn hiệu quả nữa.
Xử trí: Nên tăng trọng lượng tạ, số lần lặp lại hoặc cường độ tập luyện. Nếu đang nâng tạ, bạn nên tăng thêm sức đề kháng theo thời gian. Nếu đang tập tim mạch, nên tập luyện ngắt quãng để tăng sức bền. Việc duy trì các bài tập năng động và đầy thử thách sẽ đảm bảo cải thiện liên tục.
7. Không ngủ ngon
Tập thể dục sẽ giúp cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn mất ngủ, thường xuyên thức giấc hoặc cảm thấy bồn chồn vào ban đêm, có nghĩa là thói quen tập luyện không hiệu quả. Việc tập luyện quá sức hoặc tập gần giờ đi ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
Xử trí: Trước khi đi ngủ, tránh tập luyện cường độ cao mà nên tập nhẹ nhàng, thư giãn. Tuân thủ lịch trình ngủ nhất quán, tạo thói quen thư giãn vào ban đêm để thúc đẩy quá trình nghỉ ngơi và phục hồi tốt hơn. Thiền hoặc các bài tập thở cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tin liên quan
-
Dinh dưỡng hợp lý và vận động thể chất thường xuyên đóng vai trò không thể thiếu trong...
-
Cách tập mông - đùi để có vóc dáng cân đối mà không bị 'thô'
Tập mông - đùi không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn hỗ trợ nâng cao sức... -
Chạy bộ ảnh hưởng đến khớp gối ra sao theo từng độ tuổi?
Chạy bộ mang lại lợi ích sức khỏe, nhưng tác động đến khớp gối thay đổi theo độ...
Tin mới
-
Thứ trưởng Y tế: Mọi người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết Bộ Y tế đặt mục tiêu 100% người dân Việt Nam...06/05/2025 19:12 -
7 dấu hiệu cảnh báo việc tập luyện không hiệu quả và cách xử trí
Nhiều người thường xuyên tập luyện để cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu không thấy...06/05/2025 14:21 -
Kem chống nắng có giúp ngăn ngừa nếp nhăn không?
Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng, giảm thiểu đỏ da, rát da và bong...06/05/2025 14:19 -
Tàng trữ ma túy khi đang chờ thi hành án
L.N.Đ. (25 tuổi) có 3 tiền án về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và...06/05/2025 11:24 -
Cụ bà 77 tuổi bị đàn chó cắn, bác sĩ mất nhiều giờ để xử lý vết thương
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một cụ bà sống tại xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên,...06/05/2025 11:20 -
Cách ăn tối không tăng cân
Chọn thực phẩm ít calo, giàu dinh dưỡng, kiểm soát khẩu phần ăn và ăn tối sớm, tránh...06/05/2025 11:52 -
Vụ người dân ‘tố’ phải đóng đủ tiền mới cấp cứu: Đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã đình chỉ một số nhân viên y tế để xác...06/05/2025 10:52 -
Chổi vệ sinh khí quản rơi vào đường thở
Cụ bà 74 tuổi mở khí quản nửa năm nay, bị đầu chổi vệ sinh nòng khí quản...06/05/2025 10:49 -
Mỗi người cần sinh bao nhiêu con để nhân loại không tuyệt chủng?
Để duy trì sự tồn tại của nhân loại, tỷ lệ sinh thay thế toàn cầu cần được...06/05/2025 10:46 -
Nguy cơ rối loạn thần kinh, suy đa tạng bởi say nắng
Say nắng, say nóng gây rối loạn điều hòa thân nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể tăng cao...06/05/2025 10:44 -
Tiêm kháng thể đơn dòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho trẻ
Khi chưa có vaccine phòng virus hợp bào hô hấp (RSV), tiêm kháng thể đơn dòng Palivizumab giúp...06/05/2025 10:41 -
Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bắc Ninh cao nhất nước
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tại Bắc Ninh ở mức cao nhất nước, đạt...06/05/2025 10:38 -
Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Người mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại...06/05/2025 08:25 -
Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng...06/05/2025 08:20