6 thói quen ăn uống âm thầm tàn phá sức khỏe
Theo ThS.BS Nguyễn Trọng Tín, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, trong Y học cổ truyền, ăn uống không đơn thuần là để no bụng hay thỏa mãn vị giác, mà còn là một phương pháp dưỡng sinh - tức giữ gìn và nuôi dưỡng sức khỏe.
Khi ăn uống đúng cách, thuận theo quy luật tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái cân bằng, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn. Ngược lại, nếu ăn uống thiếu điều độ - còn gọi là "ẩm thực thất điều", sẽ khiến nội tạng rối loạn, khí huyết mất điều hòa, lâu ngày sinh ra bệnh tật.
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe:
Ăn uống không đúng giờ
Bỏ bữa sáng, ăn tối quá muộn, hay ăn đêm đều làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Ví dụ, việc ăn khuya khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi lẽ ra cần nghỉ ngơi, dễ dẫn đến đầy bụng, khó ngủ, thậm chí rối loạn chuyển hóa.
Ăn quá no hoặc để bụng quá đói
Nhiều người có thói quen nhịn ăn cả ngày rồi "ăn bù" vào buổi tối. Cách ăn này khiến dạ dày bị quá tải đột ngột, gây khó tiêu, tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa.
Ngược lại, để bụng quá đói làm giảm năng lượng, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và trao đổi chất.
Vừa ăn vừa làm việc khác
Xem điện thoại, đọc sách, hoặc suy nghĩ căng thẳng khi ăn sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Theo Y học cổ truyền, khi tâm trí không "đặt vào bữa ăn", khí huyết khó điều hòa, Tỳ Vị dễ bị tổn thương.
Ăn quá nhanh, nhai không kỹ
Thức ăn chưa được nghiền nát kỹ sẽ khiến dạ dày phải làm việc nặng hơn. Về lâu dài, có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét hoặc khó hấp thu dưỡng chất.
Bữa ăn thiếu sự điều hòa khí vị
Y học cổ truyền cho rằng mỗi loại hương vị đều tương ứng với một yếu tố trong ngũ hành: chua (mộc), đắng (hỏa), ngọt (thổ), cay (kim), mặn (thủy).
Khi ngũ vị được kết hợp hài hòa trong một bữa ăn, cơ thể sẽ dễ hấp thu và duy trì sự cân bằng nội tạng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người ăn uống chỉ theo sở thích. Việc thiếu cân bằng về khẩu vị sẽ khiến cơ thể mất điều hòa và dễ sinh bệnh.
Kết hợp thực phẩm không hợp lý
Ví dụ: Ăn quá nhiều hải sản (tính lạnh) mà không kèm các gia vị ấm như gừng, sả, tiêu... sẽ làm cơ thể dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.

Tóm lại, việc thay đổi thói quen ăn uống cần bắt đầu từ những việc đơn giản như:
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
- Ăn trong không gian yên tĩnh, tập trung vào bữa ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Đảm bảo khẩu phần ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng.
- Kết hợp thực phẩm và gia vị một cách hợp lý để cân bằng tính hàn - nhiệt trong món ăn.
Tin liên quan
-
Lối sống hiện đại với việc ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động, căng thẳng kéo dài...
-
Mặt trái của việc sử dụng mạng xã hội và thói quen ăn uống ở người trẻ
Việc sử dụng mạng xã hội quá mức đang âm thầm 'ăn mòn' thói quen ăn uống lành... -
7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống
Việc bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe....
Tin mới
-
Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài nghiên cứu Can thiệp cải thiện năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người...24/07/2025 20:45 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định cho Đại học Phenikaa
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Phenikaa và Đại học Phenikaa tổ chức Lễ công bố Quyết...22/07/2025 23:18 -
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng miền Trung 2025: Lan tỏa tri thức – Kết nối nhân văn từ cố đô Huế
Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Tai Mũi Họng Miền Trung trong khuôn khổ Hội nghị Tai Mũi...21/07/2025 19:44 -
Bộ Y tế: Các đơn vị y tế chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
Theo báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Công điện...20/07/2025 15:14 -
Y tế Quảng Ninh tập trung toàn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ lật tàu
Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau khi xảy ra vụ việc lật tàu chở khách du...20/07/2025 15:29 -
8 loại hạt và khẩu phần ăn tốt nhất cho người đái tháo đường
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, nghiên cứu đã chứng minh, một số loại hạt mang lại...20/07/2025 07:26 -
Uống nước lá vối có tốt cho gan, thận không?
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… được nhiều...20/07/2025 07:21 -
Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý
Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động,...17/07/2025 15:55 -
Đề xuất trợ cấp cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi
Nhiều cử tri đề nghị hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 75 xuống 70 tuổi...17/07/2025 14:53 -
Tăng cường chỉ đạo lĩnh vực pháp y và chữa bệnh bắt buộc
Đảng uỷ Bộ Y tế ban hành Nghị quyết tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực pháp...17/07/2025 11:14 -
CẢNH BÁO: Dị ứng mạt bụi nhà có thể khiến viêm xoang kéo dài
Gia đình cần chú ý tới trẻ em có tình trạng viêm xoang mũi kéo dài thì có...17/07/2025 10:08 -
Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi...17/07/2025 09:56 -
Bé trai 9 tuổi ở Quảng Ninh được phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B từ triệu chứng đau đầu
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bé trai 9 tuổi được đưa tới TTYT gần nhà xét...17/07/2025 09:53 -
Cách phục hồi làn da sau rám nắng mùa hè
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, mùa hè là thời điểm làn da phải đối mặt với...17/07/2025 08:43